Ông Trương Gia Bình không có tên trong danh sách đề cử HĐQT Vietcombank

Vietcombank dự kiến bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028 có 8 thành viên, danh sách dự kiến không có hai thành viên đương nhiệm là ông Shojiro Mizoguchi và ông Trương Gia Bình.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ năm 2023, Vietcombank dự kiến bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028. Số lượng thành viên HĐQT dự kiến là 8 người, trong đó có một thành viên HĐQT độc lập. 

Trong sơ yếu lý lịch các ứng viên được đề cử bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028, có 6 thành viên đương nhiệm gồm: ông Phạm Quang Dũng (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Thanh Tùng (Tổng Giám đốc); ông Đỗ Việt Hùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hào và ông Hồng Quang đều là thành viên HĐQT. 

Vietcombank sắp tổ chức ĐHĐCĐ 2023. (Ảnh: MK)

Danh sách trên thiếu hai thành viên đương nhiệm là ông Shojiro Mizoguchi (Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, người đại diện phần vốn của Mizhuo Bank tại Vietcombank) và ông Trương Gia Bình (thành viên HĐQT độc lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT). 

Ông Trương Gia Bình được bầu vào HĐQT Vietcombank tại ĐHĐCĐ năm 2018. Trong khi, ông Shojiro Mizoguchi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc, kiêm thành viên HĐQT thay cho ông Eiji Sasaki từ tháng 4/2021.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên HĐQT độc lập tại một doanh nghiệp không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, ông Trương Gia Bình mới chỉ làm được một nhiệm kỳ. 

Viecombank không cho biết cụ thể ông Trương Gia Bình và ông Shojiro Mizoguchi có tiếp tục tham gia HĐQT nhiệm kỳ mới hay không. Tài liệu ĐHĐCĐ của ngân hàng này cũng không công bố sơ yếu lý lịch của ứng viên HĐQT độc lập và thành viên HĐQT đại diện phần vốn của đối tác chiến lược.

Theo quy chế bầu cử của ĐHĐCĐ Vietcombank, ứng viên HĐQT phải đáp ứng tiêu chuẩn có ít nhất 3 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 5 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 5 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

Đối với thành viên HĐQT độc lập, phải đáp ứng tiêu chí: không phải là người đang làm việc tại Vietcombank hoặc công ty con của Vietcombank; không phải là người đã làm việc cho Vietcombank hoặc công ty con của Vietcombank trong 3 năm liền kề trước đó.

Thành viên HĐQT độc lập không phải là người hưởng lương, thù lao thường xuyên của Vietcombank, ngoài những khoản phụ cấp của thành viên HĐQT theo quy định.

Thành viên HĐQT độc lập không phải là người có vợ/chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em là cổ đông lớn tại Vietcombank, người quản lý hoặc thành viên Ban kiểm soát (BKS) hoặc công ty con của Vietcombank.

Thành viên HĐQT độc lập không trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn điều lệ; không cùng người có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên tại Vietcombank; không phải là người quản lý, thành viên BKS của Vietcombank tại bất kỳ thời điểm nào trong 5 năm liền kề trước đó.

Người được đề cử làm thành viên HĐQT Vietcombank phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản và luôn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của ngân hàng. 

Cũng theo tài liệu chuẩn bị cho ĐHCĐ, Vietcombank công bố thu nhập của các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Theo đó, Chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng (sinh năm 1973) hưởng mức lương 75 triệu đồng/tháng kể từ tháng 6/2018. Tuy nhiên, mức lương năm 2022 (sau thuế) của ông Dũng lên đến 3,1 tỷ đồng.

Trong khi đó, phần thu nhập thực nhận năm 2022 của Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1974) là 2,999 tỷ đồng.

Cả hai lãnh đạo đều là những người gắn bó với Vietcombank ngay từ sau khi tốt nghiệp đại học và chỉ làm tại ngân hàng này từ đó đến nay.

Tuân Nguyễn

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hacker vẫn có thể trộm tiền ngay cả khi xác thực khuôn mặt

Xác thực khuôn mặt khi chuyển khoản sẽ vô nghĩa nếu kẻ gian thuyết phục, lừa nạn nhân tự nguyện chuyển tiền.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank, tranh luận lỗi của 2 phía

TAND tỉnh Bắc Ninh đang mở phiên phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán giữa nguyên đơn là khách hàng Trần Thị Chúc và bị đơn là Ngân hàng Vietcombank.

Chờ chực cả buổi, nhiều tình huống bi hài ở ngân hàng chờ xác thực khuôn mặt

Khách hàng không thể xác thực, chỉ còn cách thay điện thoại, người khác chờ lâu rời đi rồi quay lại vẫn chưa đến lượt, người khác làm gần xong thì lỗi 1003, hoặc được mời ra... ngoài đường thao tác vì sóng yếu.

Những ai buộc phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ hôm nay?

Từ ngày hôm nay (1/7), có 4 trường hợp khách hàng buộc phải ra quầy tại ngân hàng để thực hiện giao dịch nếu chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên.

Những ai buộc phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ 1/7?

Từ ngày 1/7, có 4 trường hợp khách hàng buộc phải ra quầy tại ngân hàng để thực hiện giao dịch nếu chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Khách loay hoay vì app xác thực khuôn mặt 'chê' điện thoại rẻ tiền

Chỉ còn vài ngày nữa quy định chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng phải xác thực khuôn mặt sẽ chính thức có hiệu lực.