Ổi bo Thái Bình - trái cây đặc sản đang dần mai một

Cùng với bánh Cáy làng Nguyễn, ổi Bo từ lâu đã trở thành đặc sản của người Thái Bình, được nhiều người biết đến bởi nó hội tụ những tinh túy của đồng đất và con người Thái Bình.
Ổi bo Thái Bình - trái cây đặc sản đang dần mai một - ảnh 1

Đặc sản vùng quê lúa

Ông Phạm Đình Phụ (gần 90 tuổi), người có kinh nghiệm trồng ổi Bo nhiều năm, dẫn chúng tôi đi thăm vườn ổi của ông ở tổ 27, phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Ông Phụ kể, trước đây khu vườn nhà ông rộng tới gần 2.000m2 được trồng toàn ổi Bo, cứ đến mùa ổi chín hái không xuể, ổi rụng đầy vườn.

Tự hào chỉ cho khách hai câu thơ treo trước cổng khu vườn ổi có tuổi thọ gần 50 năm do chính ông sáng tác: "Ai về qua tỉnh Thái Bình/Nhớ mua giống ổi Đông Ninh làm quà," ông Phụ cho biết phường Hoàng Diệu ngày nay được ghép từ hai vùng đất Đông Bình và Đông Ninh cũ. Đông Ninh cũng chính là quê hương của ổi Bo.

Những câu chuyện về xuất xứ ổi Bo có rất nhiều. Theo ông Vũ Văn Tân, 85 tuổi, ở tổ 29, phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình), từ khi còn rất nhỏ, các ông đã được nghe kể lại rằng ngày xưa, có một người nhà ở cạnh sông, một lần thấy một quả lạ nổi trên dòng nước liền vớt về ném ở sau vườn, sau mọc thành cây ra quả ăn rất thơm, ngon. Từ đó, người dân trong vùng đã lấy giống về trồng và gọi là ổi Bo.

Nhiều người ở nơi khác thấy giống quả quý, ngon, cũng mua giống về trồng, tuy nhiên chỉ ổi Bo được trồng chính trên đất này mới là ngon nhất.

Còn theo một số người dân trong vùng, trước đây vùng đất này có bến đò sang bên sông. Vì người dân bên làng đi lại nhiều nên lúc nào đò cũng quá tải, người Pháp thấy thế gọi là Tăngbo. Từ đó, làng được người nơi đây gọi là làng Bo và loại ổi đặc sản này cũng được gắn tên là ổi Bo.

Theo kinh nghiệm của ông Vũ Văn Tân, trồng ổi Bo đòi hỏi sự tỷ mỉ và hiểu biết nhất định, muốn lấy được giống tốt phải gieo hạt vào thời điểm mưa nhiều trong năm (khoảng tháng Bảy, tháng Tám). Cây được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật chín, ruột ổi nhũn ra, đãi lấy hột. Luống đất để gieo cây phải để thật khô, đất thật nhỏ mịn.

Sau khi cho hạt giống vào gieo phải phủ lên trên bề mặt luống một lớp rạ mỏng và giữ độ ẩm liên tục cho hạt giống. Từ khi gieo hạt đến khi được thu hoạch trái ổi đầu mùa phải mất tới ba năm và rất nhiều công chăm bón...

Ông Tân kể, khi ông còn nhỏ, các khu vườn trong làng trồng toàn ổi Bo. Hồi đó, ổi Bo sai trái và to lắm, hương vị rất thơm ngon. Vườn nhà ông Tân hiện còn bốn cây ổi Bo giống cam xanh-trắng (ổi Bo có hai loại gồm ổi Bo loại quả trái lê xanh và trái cam xanh-trắng).

Ông Tân cũng là một trong số ít người ở làng còn đau đáu với ổi Bo. Ông tâm niệm, phải giữ lại chút hồn quê cho con, cho cháu, cho cả những người đi xa. Chính vì lẽ đó mà hiện nay ông là một trong số ít người vẫn gắn bó với nghề ươm giống ổi Bo.

Đi một vòng quanh vườn, ông Tân chỉ cho chúng tôi về cách phân biệt ổi Bo với những loại ổi khác hiện được người dân trong vùng đưa về trồng. Quả ổi Bo thường nhỏ vừa, tròn đều, cuống nhỏ và có múi nổi, khi bổ ra ruột chắc, ăn giòn, ngọt dịu và rất thơm, đã nếm thử một lần thì sẽ không thể quên.

Nỗi lo ổi Bo bị xóa sổ

Ông Vũ Văn Phiên - Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Hoàng Diệu cho biết trước đây vùng trồng ổi Bo ngon trong phạm vi gần 100ha, tâm là đình làng Bo. Nhưng hiện nay, ổi Bo ở đây còn rất ít, cả vùng chỉ còn khoảng hai chục hộ trồng ổi Bo nhưng mỗi nhà chỉ có vài cây và chủ yếu là để phục vụ nhu cầu gia đình.

Những gia đình còn trồng nhiều ổi Bo ở vùng đất này có gia đình ông Phạm Văn Kề (tổ 29), gia đình ông Hà Đăng Kiêm, gia đình ông Phạm Văn Hòa (cùng ở tổ 27 phường Hòa Diệu).

Nhà còn nhiều ổi Bo "xịn" và lâu đời nhất có lẽ là nhà ông Vũ Văn Tân. Còn hầu hết các hộ còn lại đã không còn trồng giống ổi này nữa.

Mặc dù quả ổi Bo vẫn giữ được danh tiếng, nhưng nếu du khách muốn mua được những quả ổi Bo chính hiệu tại đất Thái Bình thì không dễ chút nào. Thậm chí, có về tận đất làng Bo cũng khó mà mua được ổi Bo gốc.

Nguyên nhân là do xu hướng đô thị hóa, diện tích ao vườn của người dân trong vùng đều giảm, không còn nhiều như trước nữa. Cứ mỗi một ngôi nhà mọc lên là có tới hàng chục gốc ổi bị đốn làm củi khô và hàng trăm mét vuông diện tích ao bị san lấp. Người trồng ổi Bo ngày càng ít đi.

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế từ cây ổi này không cao. Ông Phạm Nhật Quang, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hoàng Diệu cho biết, cây ổi Bo sau ba năm trồng mới có quả, mỗi năm chỉ thu hoạch được một vụ vào khoảng tháng Bảy.

Hiện nay, giá ổi Bo khoảng 35.000- 40.000 đồng/kg, nếu so với ổi Hải Dương thì giá cao gần gấp đôi. Thế nhưng người làng Bo vẫn chuyển sang trồng các giống ổi lai Thái Lan, ổi Hải Dương, bởi các giống này sớm có quả, mỗi năm thu hoạch hai vụ và cho cả quả trái mùa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Ông Quang cho biết thêm, là loại quả đặc sản của vùng quê lúa Thái Bình từ bao đời nay, cây ổi Bo khó chăm sóc, khó thích nghi với những vùng đất khác, chỉ trồng ở đất làng Bo quả mới thơm ngon nên khó nhân rộng để trở thành cây hàng hóa.

Giống cây nổi tiếng này đang dần mai một và ngày ngày, những quả ổi giống Hải Dương, giống lai Thái Lan trồng tại Thái Bình vẫn mượn danh “ổi Bo” để bán cho du khách.

Là người nổi tiếng trong vùng với nghề ươm cây ổi Bo giống, ông Phụ bùi ngùi, loài cây ăn trái ngon là vậy nhưng bây giờ rất ít người quan tâm hỏi mua về trồng. Điều này cũng lý giải phần nào vườn ổi nhà ông Phụ nay vẫn có hàng trăm gốc ổi lớn nhỏ, nhưng số cây ổi Bo chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay, còn lại chủ yếu là ổi lai Thái Lan.

Ông Phụ đã trồng loại ổi lai này từ nhiều năm nay và mọi người trong vùng cũng đều trồng loại ổi lai cho thu hoạch bốn mùa này. Theo ông, giống ổi lai Thái Lan này rất ngon ngọt, lại rất chịu đất ở đây, nên chẳng thua kém gì ổi Bo "xịn."

Cần dự án bảo tồn và phát triển giống trái cây quý

Nhận thấy nguy cơ giống ổi quý hiếm này có thể bị biến mất, cách đây 5 năm, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xây dựng một đề án duy trì giống ổi Bo. Theo đề án này, một cánh đồng rộng gần 5ha ở ngay chính mảnh đất làng Bo (xứ Đồng Quan Chương, tổ 26, phường Hoàng Diệu) được quy hoạch để chuyên trồng giống ổi quý hiếm này. Những người trồng ổi Bo trong vùng cũng được tỉnh hỗ trợ tiền mua cây giống, phân bón.

Tuy nhiên, ngoại trừ những gia đình còn xót xa không muốn mất giống ổi truyền thống, nhiều hộ dân khác nơi đây cũng không mặn mà lắm, vì vậy cánh đồng 5ha ổi Bo đến nay vẫn chỉ là... dự án.

Ổi Bo không chỉ là một giống cây quý mà còn mang hồn cốt của vùng đất Thái Bình, nhưng giờ đây đang bị các loại ổi khác "lấn sân" ngay trên sân nhà.

Khôi phục giống ổi Bo là một đề án hay nhằm giữ lại giống cây quý, song rất cần có thêm những giải pháp hữu hiệu để tăng tính khả thi, cũng như duy trì lâu dài giống ổi đặc sản này, để một thứ quà quê kết tinh từ hồn đất, sông nước và con người quê lúa sẽ không bị xóa sổ./.
Lê Sơn

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !