Ô nhiễm biển: Áp lực lớn đối với Việt Nam

Ô nhiễm biển đang trở thành nguy cơ đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam, song vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Ô nhiễm biển – mối quan tâm cốt lõi của toàn cầu

Tại Hội nghị "Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa" do Bộ TT&TT tổ chức vừa diễn ra ở TP.HCM, PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế đặc biệt lưu ý vấn đề khai thác, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển: "Vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới. Khai thác tài nguyên luôn luôn phải đi kèm với vấn đề bảo vệ môi trường biển. Nếu khai thác mà không chú trọng đến môi trường thì tài nguyên nhanh cạn kiệt và kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường như suy thoái, ô nhiễm…, không đảm bảo phát triển bền vững".

Ô nhiễm biển: Áp lực lớn đối với Việt Nam - ảnh 1

PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế đặc biệt lưu ý vấn nạn ô nhiễm môi trường biển

Bàn về câu chuyện ô nhiễm biển, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho biết: "Ô nhiễm biển biểu hiện ở các dạng rất khác nhau, bao gồm: các hóa chất độc, chất thải rắn, chất thải lỏng, chất dinh dưỡng và trầm tích đưa vào biển từ các hoạt động của con người (ví dụ như, nông nghiệp, phá rừng, xả thải không qua xử lý, nuôi thủy sản...), chất phóng xạ, sự cố tràn dầu và các tàn tích như lưới đánh cá và đồ nhựa plastic đã vứt bỏ. 

Gần đây, sự trải rộng khắp đại dương của các loài ngoại lai đang tăng và được biết đến như là một loại “ô nhiễm sinh học”. Ô nhiễm biển làm thay đổi các đặc trưng vật lý, hóa học và sinh học của đại dương và vùng biển ven bờ, đe dọa đa dạng sinh học và tác động đến chất lượng, năng suất và sức chống chịu của các hệ sinh thái biển. Bởi vậy nên mặc dù tác động trực tiếp của ô nhiễm biển thường chỉ mang tính cục bộ, nhưng Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) vẫn xác định ô nhiễm biển là mối quan tâm cốt lõi trong các vùng đại dương ven bờ".

Áp lực lớn đối với Việt Nam

Phân tích sâu hơn vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam, TS. Trần Đức Thạnh, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam từng rất nhiều lần quan ngại về hiện trạng môi trường biển Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các hoạt động dân sinh và kinh tế trên biển và trên đất liền.

Đáng chú ý, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế vùng ven biển không ngừng gia tăng qua các năm, lượng chất thải rắn phát sinh toàn dải ven biển năm 2009 là 14,03 triệu tấn; lượng thải tại các tỉnh ven biển là 5.200 – 10.300 tấn chất thải rắn/ngày; 11,8 triệu tấn nước thải/ngày; 150 – 440 tấn dầu mỡ/ngày. Chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng chất lượng nước biển, đời sống dân cư vùng ven biển và gây thiệt hại cho những ngành kinh tế gắn với biển.

Ô nhiễm biển: Áp lực lớn đối với Việt Nam - ảnh 2

Các cán bộ thông tin cơ sở ở 11 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ vừa được các chuyên gia cập nhật nhiều thông tin hữu ích về vấn đề ô nhiễm biển.

Bên cạnh đó, sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên do lượng tàu bè qua lại lớn. Từ năm 1989 đến năm 2009 đã có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, mỗi vụ đã đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và môi trường. Ngoài ra, các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của tàu thuyền đánh cá, đặc biệt là tàu thuyền nhỏ với thiết bị máy móc lạc hậu cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở biển nước ta.

Mặt khác, với diện tích nông nghiệp trên 7 triệu ha, (60% là lúa), hàng năm, một dư lượng lớn phân bón  hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật theo sông  ra gây ô nhiễm biển. Hoạt động du lịch cũng gây áp lực lớn cho môi trường. Tính toán năm 2003, chỉ riêng các hoạt động du lịch toàn ven biển  năm  đã thải ra  32.273 tấn rác và 4.817.000 m3 nước thải.

Ô nhiễm hữu cơ tuy chỉ có tính cục bộ nhưng khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, đông dân như Cửa Lục, Sầm Sơn, Nha Trang và Vũng Tàu... Ở những khu vực này, phú dưỡng, thuỷ triều đỏ và tảo độc hại đã là một vấn đề môi trường nổi bật.

Ô nhiễm xuyên biên giới theo hoàn lưu xâm nhập qua tất cả các nguồn, nhưng thường xuyên, lâu dài, phức tạp và khó kiểm soát. Hoàn lưu nước ven bờ sẽ đưa một khối lượng lớn các chất thải lỏng từ vùng nước lân cận và vùng biển quốc tế vào vùng biển Việt Nam.

Đặc biệt, tình trạng nhiễm bẩn kim loại nặng chưa phổ biến nhưng ở nhiều nơi đã có biểu hiện tăng tích lũy trong nước, trầm tích và cơ thể sinh vật trở thành mối hiểm họa lâu dài cho môi trường biển, nhất là đối với các kim loại nặng có độc tính như chì, cadimi, asen, thủy ngân... Chẳng hạn như đã có lượng lớn cyanua xuất hiện do hoạt động tách chiết vàng trên lưu vực và gây mê đánh bắt hải sản vào cuối những năm 90. Gần đây, câu chuyện chất cyanua lại vừa bùng lên trong sự kiện ô nhiễm biển 4 tỉnh Bắc Trung Bộ liên quan đến hoạt động xả thải phi pháp của nhà máy Formosa.

Hoặc ô nhiễm nhóm chất hữu cơ bền có độc tính cao (POPs), bao gồm dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật nhóm OCPs và các các chất hữu cơ bên có độc tính thuộc các nhóm PCBs và PAHs có biểu hiện tích lũy, thậm chí vượt giới hạn cho phép tại một số điểm. Trong vụ ô nhiễm Formosa hồi tháng 4/2016, phenol là thành phần ô nhiễm chính cùng cyanua gây thảm họa cá chết hàng loạt ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

"Cùng với sự phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế, các chất ô nhiễm có độc tính thuộc nhóm hữu cơ bền bước đầu nhận thấy có sự tích luỹ trong trầm tích và cơ thể sinh vật, gây nguy hại lâu dài cho an toàn thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng, nhưng vẫn đề này chưa được quan tâm đánh giá đúng mức", TS. Nguyễn Đức Thạnh cảnh báo.

Bình Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !