Nước mắt rơi ở Gạc Ma

Bầu không khí đau thương cùng tiếng nhạc của bài Hồn tử sĩ bao trùm cả vùng biển lớn. Những cành hoa cúc lần lượt rơi khỏi những đôi tay run lên vì xúc động, họ lặng lẽ nhìn bè hoa khuất dần...

Một ngày giữa tháng 5, con tàu Trường Sa 571 chở theo hơn 250 người tiến thẳng ra Trường Sa. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển và qua các đảo Đá Nam, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, sáng ngày 11/5 đoàn đi ngang qua đảo Gạc Ma – nơi 64 chiến sĩ Hải quân đã hy sinh trước họng súng quân Trung Quốc xâm lược để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 1

Toàn cảnh đảo Gạc Ma nhìn từ tàu Trường Sa 571.

Dù lúc này khá mệt, nhưng khi nghe tiếng loa thông báo trên tàu mọi người đều bừng tỉnh. “Tàu sắp đi qua đảo Gạc Ma, các đồng chí có thể lên phía mạn trái của tàu để nhìn…”, chỉ chờ có thế, tất cả đều bật khỏi giường rồi chạy lên boong.

Với khoảng cách chỉ hơn 3 hải lý, đảo Gạc Ma hiện lên là một khối nhà lớn màu trắng, cao tới 6 tầng. Xung quanh đó là những công trình phụ trợ cùng 3 chiếc cần cẩu hàng chục tấn và các tàu vận tải. Tất cả đều đang hoạt động gấp rút để hoàn thiện những công trình trên đảo.

Do khoảng cách không quá xa nên hình ảnh mọi người thu được khá rõ nét, sau giây phút ban đầu xôn xao mọi thứ dần lắng xuống. Lúc này cả mạn trái con tàu kín người đứng, tất cả đều đau đáu nhìn về Gạc Ma, lòng nặng chĩu.

Chiều cùng ngày, sau khi thăm bộ đội trên đảo Cô Lin, tàu bắt đầu các nghi thức để chuẩn bị làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma, lúc này tàu chỉ cách Gạc Ma vài hải lý, nhìn bằng mắt thường vẫn thấy một khối trắng toát phía xa.

Mâm đồ lễ cũng được chuẩn bị ngay sau đó, bao gồm hoa cúc, trái cây, giấy tiền, cùng những lon bia đã bật nắp, thuốc lá đã châm… những lễ vật giản dị nhưng chứa đựng trong đó biết bao nỗi tiếc thương, mong mỏi của những người trong đoàn khi đến với các anh.

Sau thông báo của chỉ huy tàu, hơn 250 người trong đoàn đều tập trung chỉnh tề trên sàn phía sau của tàu. Đài tưởng niệm các chiến sĩ được dựng ngay trên tàu, với vòng hoa, hương đèn, hai bên là hai sĩ quan Hải quân nghiêm trang bồng súng đứng gác.

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 2

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng lãnh đạo Quân chủng Hải quân trong giời phút tưởng niệm.

Không gian quanh con tàu lúc này như đặc lại, linh thiêng hơn bao giờ hết, hàng trăm người đứng lặng trong ánh hoàng hôn vàng đỏ, gần đó là đảo Cô Lin nổi lên giữa những con sóng tím ngắt, phía xa là bãi Gạc Ma – nơi 64 chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống trước làn đạn quân thù.

“Xương máu và thân thể của các anh đã hòa mình cùng sóng biển quê hương (...). Song, biển thì rộng và sâu, mà sức người có hạn, hoàn cảnh bất lợi nên đến nay xương cốt nhiều đồng chí vẫn đang nằm lại nơi biển sâu lạnh lẽo, đang hàng ngày, hàng giờ mòn mỏi trong thời gian, quặn đau trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên, bão tố...”.

Sau một đoạn văn tưởng niệm, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã lạc giọng vì xúc động. Bên dưới nhiều người cũng bật khóc, có tiếng nấc thành tiếng của những cô gái trẻ, có những bàn tay lặng lẽ lau nước mắt của những người lớn tuổi, trong khi những cựu chiến binh thì nghiến chặt hàm răng đến nổi gân mà nước mắt vẫn chảy dài trên khuôn mặt xạm đen.

Lời tưởng niệm kết thúc cũng là lúc tàu Trường Sa 571 nổi lên ba hồi còi dài. Không khí yên lặng càng khiến những tiếng còi như vang xa hơn, xoáy sâu vào vùng biển nơi các anh còn nằm lại.

Buổi lễ kết thúc khi mọi người thay nhau thả vòng hoa và những bông cúc xuống biển. Trời đã chuyển tối nhưng nhiều người vẫn đứng lặng trên boong nhìn cho đến khi mọi thứ khuất dần vào những con sóng đen thẫm…

“Dưới lòng biển lạnh các anh có nghe thấy chúng tôi, chúng tôi đến với các anh đây. Các anh có linh thiêng xin phù hộ cho anh em ngoài đảo được chân cứng sóng mềm, đất nước được yên vui, no ấm…” – một người lính trung tuổi chắp tay hướng về Gạc Ma bái vọng…

Tháng 3/1988, để ngăn chặn ý đồ của Trung Quốc là đánh chiếm một số bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa, Quân chủng Hải quân đã thực hiện việc củng cố thế đứng của ta tại khu vực quần đảo. Khi có dấu hiệu căng thẳng, những người lính của ta đã kiềm chế tối đa để gìn giữ hòa bình.

Tuy nhiên, vào ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công, bắn cháy 3 tàu, sát hại 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam tại bãi Gạc Ma. Kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bãi Gạc Ma của nước ta bất chấp mọi lý lẽ, cũng như bằng chứng lịch sử, pháp lý.

Một số hình ảnh buổi lễ tưởng niệm do PV Infonet ghi lại:

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 3

Mọi người tập trung trên boong khi làm lễ.

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 4
Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đọc lời tưởng niệm, phía xa là đảo Gạc Ma (màu trắng).

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 6
Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 7

Ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nén chặt cảm xúc khi nghe những tiếng còi tàu vang lên.

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 8

Mọi người lần lượt thắp hương...

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 9

...rồi thả vòng hoa xuống biển.

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 10
Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 11
Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 12

Những con hạc giấy trôi trên vùng biển Gạc Ma.

Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 13
Nước mắt rơi ở Gạc Ma - ảnh 14

Vòng hoa trôi dần về phía đảo Cô Lin.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !