Nửa đêm, gà gáy tìm nơi chuyển viện cho bệnh nhân F0 trở nặng

Trước đây, theo phân tầng thì BV Dã chiến là nơi thu dung điều trị các trường hợp F0 chung, nhưng theo các hướng dẫn mới, BV Dã chiến nay là nơi nhận điều trị các ca bệnh chuyển nặng, thở oxy, thở đến HFNC…

Bác sĩ quân y theo dõi sức khỏe 50-100 F0

Bác sĩ quân y theo dõi sức khỏe 50-100 F0

Các bác sĩ quân y tăng cường ở địa bàn khám chữa cho các F0 tại nhà, tại các trạm y tế lưu động. Mỗi bác sĩ có nhiệm vụ theo dõi chăm sóc từ 50-100 F0, nếu bệnh nhân trở nặng sẽ được đưa lên tuyến trên.

Stress vì tìm giường cho người bệnh

BS Lê Thanh Tâm – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Dã chiến số 1 (đặt tại ký túc xá Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Quốc gia TP.HCM), vui vẻ chia sẻ danh sách của gần 15 nghìn ca F0 được ra viện trong thời gian sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động của bệnh viện. Đây là niềm vui của các y bác sĩ khi danh sách số người bệnh Covid-19 ra viện được nối dài thêm.

Hiện tại, bệnh viện đang thu dung điều trị cho 2.400 ca nhiễm Covid-19. Vào bệnh viện dã chiến đợt này đều là những ca bệnh có triệu chứng, có bệnh nền phải theo dõi đặc biệt.

Phòng cấp cứu của bệnh viện dã chiến số 1 chỉ có 10 bác sĩ/ca trực nhưng cũng có tới hơn 70 người bệnh phải cấp cứu. Lúc nào nhân viên y tế cũng căng mình làm việc gấp đôi, gấp 3 lần những ngày thường. BS Tâm chia sẻ “lúc này làm việc vì trách nhiệm, vì nghề chứ chắc nhiều người cũng mệt lắm”.

Mỗi ngày bệnh viện đều tiếp nhận từ 200 – 300 bệnh nhân, số ca ra viện cũng tương đương với số ca vào viện. Nhưng ở giai đoạn này các bác sĩ áp lực hơn vì phân tầng điều trị bệnh nhân trở nặng nhiều, trường hợp quá nặng mới chuyển lên tuyến trên cùng là hồi sức tích cực.

Bác sĩ Tâm chia sẻ, anh ít làm việc trực tiếp với bệnh nhân nhưng công việc của bác sĩ phòng Kế hoạch Tổng hợp cũng trăm thứ, toàn việc không tên, giấy tờ. Điều bác sĩ stress nhất không phải là tiếp nhận, lo cho hơn 2.000 ca bệnh mà là những lúc 'bất lực' không thể tìm được bệnh viện tuyến trên nhận bệnh nhân.

Danh sách các bệnh viện tuyến trên dài dằng dặc các số điện thoại nhận bệnh nhân nhưng không phải lúc nào cuộc gọi cũng dừng ở 1 số máy. Có lúc, bác sĩ Tâm gọi hết cả bản danh sách hàng chục bệnh viện tuyến trên của BV dã chiến cũng chỉ nhận được những câu từ chối “không thể nhận được”.

{keywords}
Bệnh nhân Covid-19 tại BV Dã chiến số 1 được ra viện. 

Nhiều đêm canh ba, gà gáy bệnh nhân trở nặng, cuộc gọi từ phòng cấp cứu báo phải chuyển viện thế là bác sĩ lại lật dở từng trang danh sách các bệnh viện, alo tới xin chuyển bệnh nhân, gửi gắm, xin xỏ thậm chí “nhây” cứ chuyển lên.

Bởi vì, bệnh nhân nặng nếu không chuyển đi thì nguy cơ tử vong rất lớn, có lúc các bác sĩ đành “liều” cứ chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên và lên đó lại cố gắng thuyết phục họ nhận người bệnh.

Cũng có những lúc bất lực không thể vì thực sự các bệnh viện cũng quá tải. Nhưng điều may mắn tới nay BV Dã chiến Covid-19 số 1 chưa có ca bệnh Covid-19 tử vong tại bệnh viện. BS Tâm cho rằng quan trọng nhất đó là theo dõi bệnh nhân chuyển nặng kịp thời can thiệp hỗ trợ người bệnh. Bệnh nhân nặng quá phải thở máy, đặt nội khí quả thì mới chuyển lên tuyến trên. 

Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'

Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'

Gửi con gái 30 tháng tuổi cho bà nội ở Bắc Giang, con gái lớn 6 tuổi cho bà ngoại ở Cao Bằng, nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu xách va li lên đường vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh.

Ăn ngủ tại viện 

Đã hơn 2 tháng qua, bác sĩ Tâm và các đồng nghiệp chẳng biết nhà mình ở đâu. Họ chỉ có một công việc chính đó là chống dịch, chăm sóc lo cho bệnh nhân. Bác sĩ Tâm chưa có gia đình riêng nên anh cũng ít áp lực hơn. Nhiều bác sĩ xa gia đình vài tháng liền dù chỉ trong 1 thành phố. Mỗi tua trực kết thúc họ lại video call trò chuyện với con cái để tăng thêm động lực.

Còn bác sĩ Tâm, hai ba ngày mới dám gọi điện cho ba mẹ vì sợ ba mẹ lo lắng cho con trai đi chống dịch.

Tại BV dã chiến số 1 cũng có 13 – 14 bác sĩ, nhân viên y tế lây nhiễm chéo từ bệnh nhân. Đồng nghiệp chăm sóc F0 lại trở thành F0 cũng khiến các bác sĩ day dứt nhưng điều này khó tránh khỏi.

Bác sĩ Tâm cho biết ở giai đoạn này, dù số ca chuyển nặng tăng cao nhưng các bác sĩ vẫn cố gắng điều trị, xử lý ổn thỏa, thậm chí có bác sĩ F0 vẫn tình nguyện ở lại cùng bệnh viện. Hy vọng trong thời gian tới số bệnh nhân được xuất viện ngày càng tăng cao.

Đây chính là nguồn động viên thần to lớn cho đội ngũ nhân viên y tế tiếp tục mạnh mẽ tập trung triển khai điều trị tích cực, chăm sóc chu đáo người mắc Covid-19, góp phần hạn chế mức thấp nhất tử vong, sớm ngăn chặn và kiểm soát thành công dịch bệnh. 

Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19

Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19

Chị Lê Huỳnh Anh Thư – bà mẹ sinh 5 con, kỷ lục 1 lần sinh tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện dịch Covid-19 tràn tới gia đình chị, những ngày tháng vô cùng chới với, khi mẹ chồng nhiễm bệnh và mất, 6 mẹ con phải gắng vượt qua

Khánh Chi 
 

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !