Bác sĩ quân y theo dõi sức khỏe 50-100 F0
Các bác sĩ quân y tăng cường ở địa bàn khám chữa cho các F0 tại nhà, tại các trạm y tế lưu động. Mỗi bác sĩ có nhiệm vụ theo dõi chăm sóc từ 50-100 F0, nếu bệnh nhân trở nặng sẽ được đưa lên tuyến trên.
Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'
Gửi con gái 30 tháng tuổi cho bà nội ở Bắc Giang, con gái lớn 6 tuổi cho bà ngoại ở Cao Bằng, nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu xách va li lên đường vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh.
Phương án này nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 trở nặng và giảm khả năng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn – Trưởng đoàn quân y tăng cường của Viện Bỏng quốc gia Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ tại TP.HCM, cho biết anh đang thực hiện nhiệm vụ quản lý thăm khám, tư vấn chăm sóc 50-100 F0 tại phường 1, quận 8, TP.HCM.
Ngoài thăm khám và quản lý các F0, bác sĩ Tuấn và các đồng nghiệp cũng đảm nhận việc thăm khám cho các bệnh nhân mắc các bệnh khác trong khu vực mình quản lý, tiêm vắc xin cho người dân. Có nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh mãn tính khác cũng cần sự chăm sóc y tế trong thời điểm này.
Do tình hình dịch bệnh phức tạp, để phòng chống lây chéo thì các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp gọi điện tư vấn. Các bác sĩ thường tiến hành gọi điện hỏi han bệnh nhân để sàng lọc những người bệnh nền, nguy cơ trở nặng để chăm sóc và điều trị.
Các bác sĩ đến nhà trực tiếp khám cho các F0. |
Nhiều bệnh nhân điều trị ở nhà rất lo lắng nhưng khi họ thấy các bác sĩ quân y thường xuyên đi lại trong các ngõ ngách thì yên tâm hơn nhiều. Các nhóm bác sĩ đều thông báo số điện thoại hoặc zalo nên các bệnh nhân khi cần là được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ ngay, nên ai nấy yên tâm vì có bác sĩ đồng hành.
BS Tuấn cho biết tâm lý của người bệnh và người nhà khi nhiễm Covid-19 họ thường rất hoang mang, mất bình tĩnh. Trò chuyện với bác sĩ xong họ được giải toả lo lắng nên đã yên tâm điều trị.
Tuy nhiên, các bác sĩ đôi khi cũng phải khảo sát trực tiếp trường hợp nào được cách ly tại nhà. Có thể đến trực tiếp tận nơi ở của người bệnh nếu nhà cửa quá chật chội, nhiều thế hệ trong 1 gia đình thì sẽ động viên họ đi cách ly tập trung để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như hàng xóm. Nếu bệnh nhân có triệu chứng thì sẽ vào bệnh viện dã chiến, bệnh nhân không có triệu chứng sẽ được đến các khu cách ly tập trung của quận, huyện.
Có những bệnh nhân ở khu vực “ổ chuột”, khoảng 5-6 nhà, mỗi nhà 4-6 người đi chung lối đi vào 60cm. Trong khi đó, có nhà 2/5 thành viên trong gia đình đang là F0 được điều trị tại nhà.
Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn đang thực hiện công tác tại Tổ Quân y cơ động 316. |
Không khí ẩm ướt thì người khoẻ có khi cũng mang bệnh chứ không nói là người bị bệnh đường hô hấp. BS Tuấn cho biết có nhiều bệnh nhân sợ đi cách ly hoặc nghe người này người kia nói cách ly là thế này thế kia, ở nhà có khi không sao nên dù nhà có chật hẹp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, họ vẫn cố ở, đến lúc trở nặng mới gọi hỗ trợ.
Với điều kiện như vậy mà bệnh nhân cố ở nhà thì nguy cơ lây cho cả gia đình, hàng xóm là rất lớn, cả khu thành F0 và trở nặng vì môi trường sống ẩm thấp. Các bác sĩ phải vận động, giải thích để người bệnh đồng ý đi cách ly.
Nhiều người dân họ vẫn mang đồ tới cho các chú bộ đội từ ca nước, đồ ăn, ấm đun nước, mang cho cả nồi chè, hoặc thức ăn rất ngon. Có người mang cả mành rèm ra 'tặng các chú bộ đội' để che nắng khi nghỉ ngơi. Nhiều lần bác sĩ đi khám, đi lấy mẫu về, bà con mang cho các túi đá để chườm mát. Tình cảm của người dân dành cho các cán bộ quân y tăng cường luôn ấm áp, khiến bác sĩ ấm lòng hơn.
Với điều kiện hiện nay, các phường thiếu nhân viên y tế, vất vả ròng rãi mấy tháng từ khi dịch bùng phát phức tạp, khi có lực lượng y tế của quân đội hỗ trợ, ai nấy đều thấy được san sẻ nhiều phần gánh nặng.
Trong tình trạng quá tải của các Bệnh viện thì việc hỗ trợ điều trị F0 tại nhà là vô cùng quan trọng. Hiện giờ các tổ quân y cơ động tăng cường thêm cho mỗi phường từ 2-4 tổ tương đương 6-16 nhân sự, số nhân sự này cùng với lực lượng dân sự được tăng cường khác sẽ giúp cho các pháo đài phòng chống Covid-19 trở nên mạnh hơn, tinh hơn, bền bỉ hơn - BS Tuấn cho biết.
Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19
Chị Lê Huỳnh Anh Thư – bà mẹ sinh 5 con, kỷ lục 1 lần sinh tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện dịch Covid-19 tràn tới gia đình chị, những ngày tháng vô cùng chới với, khi mẹ chồng nhiễm bệnh và mất, 6 mẹ con phải gắng vượt qua
K.Chi