Bác sĩ quân y theo dõi sức khỏe 50-100 F0

Các bác sĩ quân y tăng cường ở địa bàn khám chữa cho các F0 tại nhà, tại các trạm y tế lưu động. Mỗi bác sĩ có nhiệm vụ theo dõi chăm sóc từ 50-100 F0, nếu bệnh nhân trở nặng sẽ được đưa lên tuyến trên.

Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'

Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'

Gửi con gái 30 tháng tuổi cho bà nội ở Bắc Giang, con gái lớn 6 tuổi cho bà ngoại ở Cao Bằng, nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu xách va li lên đường vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh.

Phương án này nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 trở nặng và giảm khả năng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn – Trưởng đoàn quân y tăng cường của Viện Bỏng quốc gia Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ tại TP.HCM, cho biết anh đang thực hiện nhiệm vụ quản lý thăm khám, tư vấn chăm sóc 50-100 F0 tại phường 1, quận 8, TP.HCM.

Ngoài thăm khám và quản lý các F0, bác sĩ Tuấn và các đồng nghiệp cũng đảm nhận việc thăm khám cho các bệnh nhân mắc các bệnh khác trong khu vực mình quản lý, tiêm vắc xin cho người dân. Có nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh mãn tính khác cũng cần sự chăm sóc y tế trong thời điểm này.

Do tình hình dịch bệnh phức tạp, để phòng chống lây chéo thì các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp gọi điện tư vấn. Các bác sĩ thường tiến hành gọi điện hỏi han bệnh nhân để sàng lọc những người bệnh nền, nguy cơ trở nặng để chăm sóc và điều trị.

{keywords}
Các bác sĩ đến nhà trực tiếp khám cho các F0. 

Nhiều bệnh nhân điều trị ở nhà rất lo lắng nhưng khi họ thấy các bác sĩ quân y thường xuyên đi lại trong các ngõ ngách thì yên tâm hơn nhiều. Các nhóm bác sĩ đều thông báo số điện thoại hoặc zalo nên các bệnh nhân khi cần là được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ ngay, nên ai nấy yên tâm vì có bác sĩ đồng hành.

BS Tuấn cho biết tâm lý của người bệnh và người nhà khi nhiễm Covid-19 họ thường rất hoang mang, mất bình tĩnh. Trò chuyện với bác sĩ xong họ được giải toả lo lắng nên đã yên tâm điều trị.

Tuy nhiên, các bác sĩ đôi khi cũng phải khảo sát trực tiếp trường hợp nào được cách ly tại nhà. Có thể đến trực tiếp tận nơi ở của người bệnh nếu nhà cửa quá chật chội, nhiều thế hệ trong 1 gia đình thì sẽ động viên họ đi cách ly tập trung để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như hàng xóm. Nếu bệnh nhân có triệu chứng thì sẽ vào bệnh viện dã chiến, bệnh nhân không có triệu chứng sẽ được đến các khu cách ly tập trung của quận, huyện.

Có những bệnh nhân ở khu vực “ổ chuột”, khoảng 5-6 nhà, mỗi nhà 4-6 người đi chung lối đi vào 60cm. Trong khi đó, có nhà 2/5 thành viên trong gia đình đang là F0 được điều trị tại nhà.  

{keywords}
Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn đang thực hiện công tác tại Tổ Quân y cơ động 316.

Không khí ẩm ướt thì người khoẻ có khi cũng mang bệnh chứ không nói là người bị bệnh đường hô hấp. BS Tuấn cho biết có nhiều bệnh nhân sợ đi cách ly hoặc nghe người này người kia nói cách ly là thế này thế kia, ở nhà có khi không sao nên dù nhà có chật hẹp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, họ vẫn cố ở, đến lúc trở nặng mới gọi hỗ trợ.

Với điều kiện như vậy mà bệnh nhân cố ở nhà thì nguy cơ lây cho cả gia đình, hàng xóm là rất lớn, cả khu thành F0 và trở nặng vì môi trường sống ẩm thấp. Các bác sĩ phải vận động, giải thích để người bệnh đồng ý đi cách ly.

Nhiều người dân họ vẫn mang đồ tới cho các chú bộ đội từ ca nước, đồ ăn, ấm đun nước, mang cho cả nồi chè, hoặc thức ăn rất ngon. Có người mang cả mành rèm ra 'tặng các chú bộ đội' để che nắng khi  nghỉ ngơi. Nhiều lần bác sĩ đi khám, đi lấy mẫu về, bà con mang cho các túi đá để chườm mát.  Tình cảm của người dân dành cho các cán bộ quân y tăng cường luôn ấm áp, khiến bác sĩ ấm lòng hơn.

Với điều kiện hiện nay, các phường thiếu nhân viên y tế, vất vả ròng rãi mấy tháng từ khi dịch bùng phát phức tạp, khi có lực lượng y tế của quân đội hỗ trợ, ai nấy đều thấy được san sẻ nhiều phần gánh nặng.

Trong tình trạng quá tải của các Bệnh viện thì việc hỗ trợ điều trị F0 tại nhà là vô cùng quan trọng. Hiện giờ các tổ quân y cơ động tăng cường thêm cho mỗi phường từ 2-4 tổ tương đương 6-16 nhân sự, số nhân sự này cùng với lực lượng dân sự được tăng cường khác sẽ giúp cho các pháo đài phòng chống Covid-19 trở nên mạnh hơn, tinh hơn, bền bỉ hơn - BS Tuấn cho biết.

Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19

Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19

Chị Lê Huỳnh Anh Thư – bà mẹ sinh 5 con, kỷ lục 1 lần sinh tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện dịch Covid-19 tràn tới gia đình chị, những ngày tháng vô cùng chới với, khi mẹ chồng nhiễm bệnh và mất, 6 mẹ con phải gắng vượt qua

K.Chi 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                                       

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Đang cập nhật dữ liệu !