NovaGroup cùng cộng đồng doanh nghiệp phát triển kinh tế vùng
Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách, kết nối hạ tầng giao thông đang được Trung ương và địa phương chú trọng đầu tư, thì sự hợp lực từ phía cộng đồng doanh nghiệp đã và đang thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm tăng trưởng ấn tượng.
Liên kết vùng: Chiến lược phát triển quan trọng
Trong 10 năm từ 2010 đến 2020, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có những tăng trưởng ấn tượng: Đóng góp trên 40% tổng thu ngân sách; Thu nhập bình quân đầu người gấp 1,58 lần trung bình cả nước; Đô thị hóa gấp 1,8 lần trung bình cả nước; Năng suất lao động cao nhất cả nước (đạt 265,3 triệu đồng/lao động năm 2020); Doanh nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước (tăng 81% giai đoạn 2011-2020) và chiếm 50% DN FDI cả nước năm 2020.
Những khu đô thị mới với hàng trăm tiện ích kéo theo sự thay đổi diện mạo của địa phương, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân (Aqua City – Đồng Nai). |
Tại đây, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng; Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao vượt mục tiêu đặt ra; Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao nhất nước; Các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, logistics, viễn thông, vận tải, du lịch phát triển mạnh.
Còn theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bình quân giai đoạn 2011-2019, mỗi năm cả 4 vùng kinh tế trọng điểm đóng góp 72,95% vào tốc độ tăng bình quân GDP của toàn bộ nền kinh tế. Các vùng kinh tế trọng điểm là các cực tăng trưởng quan trọng, thể hiện vai trò đầu tàu, dẫn dắt cả nước. Cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng kinh tế trọng điểm sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%.
Liên kết vùng được xác định phải trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng. Để làm được điều này, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách… các địa phương cần cùng chung tay, huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng giao thông liên tỉnh và trong vùng.
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp hợp lực cùng với các địa phương phát triển kinh tế xã hội. Từ đó thay đổi diện mạo và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.
NovaGroup nỗ lực phát triển tại các vùng kinh tế trọng điểm
Một trong những doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình thúc đẩy liên kết vùng, góp phần tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương thời gian gần đây có thể kể đến là NovaGroup. Là tập đoàn đầu tư và phát triển kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, khởi đầu từ mảng nông nghiệp, đến nay NovaGroup đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, hàng tiêu dùng, công nghiệp, công nghệ… và có mặt tại nhiều tỉnh thành khác. Những lĩnh vực NovaGroup đầu tư và phát triển có vài trò quan trọng, tác động đến hơn 40 ngành kinh tế khác, hơn 300 lĩnh vực thông qua chuỗi giá trị, không chỉ dưới phương diện GDP và tài sản quốc gia, mà còn là lan tỏa đến vấn đề việc làm, an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế địa phương.
NovaGroup hiện có 8 tổng công ty thành viên hoạt động xoay quanh trục lõi Novaland – Thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển BĐS tại Việt Nam. Ngoài các dự án nhà ở trung tâm TP.HCM, Novaland đang phát triển 3 dự án trọng điểm là Aqua City (Biên Hòa – Đồng Nai); NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) và NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa – Vũng Tàu). Mỗi dự án có quy mô 1.000 hecta với các công trình được thiết kế độc đáo, xây dựng theo chuẩn quốc tế. Cùng với đó, các công ty thành viên như Nova Service, Nova Consumer, Nova Logistic, Nova Industry, Nova Capital Partners, Nova Tech nhanh chóng phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích, tạo nên luồng sinh khí mới, biến những nơi này thành những đô thị an cư kiểu mẫu; những điểm đến du lịch, vui chơi, giải trí mới lạ, độc đáo.
Công viên Circus Land - NovaWorld Phan Thiet thu hút khách du lịch. Chưa đầy 1 tháng kể từ ngày khai trương, Circus Land đã tiếp đón hơn 120.000 lượt khách. |
Từ những đô thị du lịch mang thương hiệu NovaWorld đóng tại các vị trí chiến lược trong vùng kinh tế, gắn liền với quy hoạch hạ tầng giao thông quốc gia, đã tạo nên sự sôi động cho thị trường, góp phần phát triển du lịch và kéo theo hàng trăm ngành nghề liên quan cùng phát triển. Bên cạnh đó, NovaGroup cũng đóng góp tích cực vào việc phát triển hệ thống giao thông kết nối các đô thị với các điểm đến của địa phương, góp phần xây dựng nên những cộng đồng cư dân hạnh phúc.
Số lượng lao động NovaGroup sử dụng tại các địa phương ước tính đến năm 2025. |
Trong tương lai, NovaGroup có kế hoạch mở rộng ra 30 tỉnh, thành. Cùng với đó, sẽ có thêm nhiều khu đô thị “all in one” được kiến tạo tại các vùng kinh tế trọng điểm, nhờ đó tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế địa phương, phát triển du lịch tại khu vực, thúc đẩy liên kết vùng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Cùng với sự phát triển này, NovaGroup và các TCT thành viên sẽ có tạo công ăn việc làm cho 240.000 lao động trực tiếp, 1,3 triệu lao động gián tiếp.
30 năm thành lập và phát triển, bên cạnh nỗ lực tăng trưởng kinh tế, NovaGroup luôn bám sát chiến lược phát triển bền vững, gắn kết với những Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs). NovaGroup cam kết triển khai các dự án và hành động góp phần kiến tạo nên những cộng đồng thông minh, xanh và bền vững tại Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị kinh tế cho khu vực, tăng khả năng thích ứng trong bối cảnh mới.
NovaGroup đã đóng góp hơn 1.000 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Phạm Trang