Nông dân giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững

Hàng năm, các hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã giúp trên 790.000 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, máy móc, vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 15.000 tỷ đồng/năm.

Báo cáo Kết quả Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2017, Hội nông dân Việt Nam cho biết: Bám sát sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2017, đưa Phong trào phát triển về chất với những thành tựu mới, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ảnh minh họa.

Phong trào đã khuyến khích, động viên các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo về vốn, giống, ngày công lao động, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách sản xuất hiệu quả...

Hàng năm các hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã giúp trên 790.000 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, máy móc, vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm... trị giá  trên 15.000 tỷ đồng/năm.

Các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động, trong đó có trên 3,5 triệu lao động có việc làm thường xuyên, hơn 7 triệu lao động có việc làm theo mùa vụ hoặc khâu công việc; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 8,2 triệu lượt hộ nông dân; giúp hơn 200 ngàn hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên làm ăn khá giả, có hộ trở nên giàu có; đóng góp xây dựng hàng ngàn căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa và giúp cho trên 1 triệu hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất.

Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Dăng ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư 06 chiếc máy cày tiểu, 03 chiếc máy cày đại với tổng giá trị trên 2 tỷ đồng và 04 chiếc máy gặt đập liên hợp trị giá 2 tỷ đồng làm dịch vụ tại địa phương đem lại thu nhập hàng năm cho gia đình hơn 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm thời vụ cho 15 - 20 lao động ở địa phương.

Hộ gia đình ông Phạm Đăng Khuyến xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình từ một nông dân sản xuất độc canh cây lúa, đến nay đã chuyển sang đầu tư sản xuất chiếu cói xuất khẩu cho thu nhập trung bình hàng năm 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 138 lao động, giúp 70 hộ khó khăn về vốn sản xuất, đồng thời phối hợp với tổ chức Hội Nông dân của tỉnh dạy nghề và bao tiêu sản phẩm cho 326 lao động nông thôn.

Hộ ông Võ Ngọc Sơn ở thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam với mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp diện tích 10 ha, thu nhập bình quân 3 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động với mức thu nhập hơn 50 triệu đồng/người/năm, hỗ trợ nuôi 4 cháu bé của hộ nghèo, nuôi 2 bé bị chất độc da cam suốt đời, tặng 2 con bò cho 2 hộ nghèo, tặng 2.000 thẻ bảo hiểm cho hội viên nông dân nghèo.

Hộ gia đình bà Nguyễn Thanh Thủy ở xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương với mô hình trồng bưởi da xanh trên diện tích 14 ha, cho thu nhập hàng năm từ 5 -10 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 35 lao động và 40 lao động thời vụ với mức lương từ 4-6 triệu đồng/tháng. Hàng năm ủng hộ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện và xã 20 triệu đồng trở lên; đồng thời giúp đỡ 32 em học sinh nghèo trên địa bàn xã mỗi tháng 10kg gạo cùng 29 hộ hội viên nông dân nghèo mỗi tháng giúp 20kg gạo.

Trong giai đoạn tiếp theo 2017-2022, Hội nông dân cho biết, phương hướng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững theo hướng tổ chức lại sản xuất, hình thành các mô hình liên kết sản xuất lớn, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung đạt năng suất cao, tiêu chuẩn an toàn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mục tiêu gắn Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững với Phong trào xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hàng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Đến năm 2020, tỷ lệ bình quân hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương đạt 5%, cấp tỉnh, thành phố đạt 10%, cấp huyện, thị đạt 25% và cấp cơ sở đạt 60%. Mỗi xã (phường, thị trấn) có ít nhất 1 mô hình kinh tế về liên kết hợp tác của các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi có hiệu quả do Hội Nông dân tổ chức vận động thực hiện.

Để thực hiện mục tiêu thì giải pháp là đoàn kết tương trợ cùng giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Cụ thể, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi chia sẻ cùng cộng đồng ở địa phương về phương pháp, kinh nghiệm, bí quyết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả thị trường để phấn đấu cùng nhau làm giàu.

Cơ sở Hội theo dõi, phân loại và xác định rõ nguyên nhân của từng hộ nghèo, khuyến khích hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có biện pháp cụ thể giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn vươn lên thoát nghèo. Đảm bảo việc bình xét danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phải đạt tiêu chí giúp đỡ hộ nghèo, hộ còn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Tại các tỉnh, thành có huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện phong trào. Tập trung đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế của Hội, nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, các nguồn lực khai thác khác, hỗ trợ nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế phù hợp phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền để thúc đẩy phát triển phong trào.

Tổ chức tổng kết thực tiễn, đánh giá các mô hình giảm nghèo do Hội Nông dân các cấp hướng dẫn giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, nông dân. 

Để phong trào tiếp tục phát triển đòi hỏi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, phát huy nội lực đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh bằng cơ chế, chính sách, những hành động cụ thể để giúp hội viên, nông dân tích cực thi đua làm giàu cho gia đình, cho xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Diệu Thùy

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !