Những vườn cam 'tiến vua' ở xứ Nghệ thu về bạc tỷ

Mỗi vụ vườn cam 5 ha của ông Biên cho sản lượng từ 100 - 120 tấn, trừ chi phí, chủ vườn thu lãi khoảng 2 tỷ đồng. Giống cam xã Đoài “bén duyên” với vùng đất cằn cỗi Đồng Thành, Nghệ An đưa chủ vườn thành tỷ phú

{keywords}
Vườn cam chín vàng, trĩu quả ở xã Đồng Thành (Yên Thành, Nghệ An).

Thu bạc tỷ nhờ cam

Đến xã Đồng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vào những ngày này sẽ dễ dàng bắt gặp những vườn cam lòng vàng, trĩu quả vàng rực trên những sườn đồi. Đây là thời điểm người dân bước vào thu hoạch chính vụ. 

Sản phẩm cam Vinh trồng trên đất Yên Thành từ nhiều năm nay, trong đó vùng đất quanh chân núi lèn ở xã Đồng Thành là vựa cam có chất lượng tốt nhất với một số trang trại cam lớn.

{keywords}
Cam Đồng Thành đạt tiêu chuẩn VietGap, vươn ra thị trường tiêu thụ trên cả nước.

Hộ trồng ít nhất cũng có 5 ha cam, hộ nhiều nhất lên đến hơn chục ha, với giá dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Cây cam Đồng Thành không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở địa phương, mà còn là cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên mảnh đất đất quê hương. 

{keywords}
Vườn cam của ông Trương Văn Biên đang bước vào vụ thu hoạch, sản lượng thu nhập mỗi vụ khoảng từ 100 - 120 tấn, lãi khoảng 2 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam đang bước vào vụ thu hoạch, ông Trương Văn Biên (trú xã Đồng Thành) cho biết, trước đây vùng đất này là rừng núi có độ dốc khá cao nên người dân chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, một số diện tích thì bỏ hoang. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào cây lâm nghiệp cần chi phí lớn, thiếu đầu ra, giá cả bấp bênh… nên tôi đổi mục đích cây trồng.

Năm 2016, sau thời gian tìm tòi, học tập các mô hình trồng cây ăn trái ở các địa phương lân cận, gia đình ông Biên bắt đầu trồng giống cam xã Đoài trên diện tích hơn 5ha.

Ông Biên chia sẻ: “Cây cam đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí lao động lớn, người trồng cam bên cạnh kinh nghiệm và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật để cho năng suất cao, còn phải nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, tình hình giá cả thị trường để có được lợi nhuận”.

Ông Biên là một trong những thành viên thuộc Hợp tác xã (HTX) cam Đồng Thành được thành lập vào năm 2020. Hiện nay, trang trại cam của gia đình ông đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Sản lượng thu nhập mỗi vụ từ 100 - 120 tấn, trừ chi phí thu lãi khoảng 2 tỷ đồng.

 “Vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động, vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình nên tôi rất vui mừng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam để phát triển kinh tế”, ông Biên chia sẻ.

{keywords}
Những người được thuê hái cam như chị Nguyễn Thị Đào, mỗi ngày được các chủ vườn trả công từ 180.000 - 200.000 đồng.

Chị Nguyễn Thị Đào (SN 1962, trú xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành) vừa tất bật hái cảm, vừa chia sẻ với chúng tôi: “Mỗi ngày chúng tôi làm 8 giờ đồng hồ, tiền công từ 180 – 200 ngàn đồng/ngày. Công việc cũng không vất vả là bao, thu nhập lại ổn định”.

Tại trang trại cam của gia đình anh Nguyễn Đình Ân (SN 1974, xã Đồng Thành), thời điểm này hàng nghìn gốc cam trên diện tích hơn 2 ha đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc tốt, những gốc cam của trang trại nặng trĩu, đã chuyển màu vàng óng trông rất bắt mắt.

“Dự kiến vụ này sản lượng cam thu hoạch 30 tấn, thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Đây là vụ thứ 2 thu hoạch, đạt năng suất cao nên chúng tôi cũng rất phấn khởi”, anh Ân chia sẻ thêm.

Năm 2021, sản lượng cam Đồng Thành ước đạt 1.400 tấn, cho thu nhập xấp xỉ 43 tỉ đồng.

Khẳng định thương hiệu cam Đồng Thành

Trước đây, cây cam xã Đoài vàng bám rễ trên vùng đất Đồng Thành từ năm 2005 đến nay, lúc đầu thì sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Năm 2020, HTX Cam Đồng Thành đã tập hợp được các hộ dân trồng cam trên địa bàn quy tụ về một mối, rất thuận lợi trong khâu sản xuất, tiêu thụ và quản lý. Từ 2020 – 2021 có 56 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP, tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững.

{keywords}
Các chủ vườn dùng và các phương pháp kỹ thuật và...

Hiện nay, trên địa bàn xã có gần 100 hộ trồng cam, tổng diện tích hơn 130 ha. Cây cam mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Năm 2021, sản lượng ước đạt 1.400 tấn, cho thu nhập xấp xỉ 43 tỉ đồng.

Ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Thành (huyện Yên Thành) cho biết, từ một vùng đất cằn cỗi, Đồng Thành giờ đây đã thực sự chuyển mình với những vườn cam bạt ngàn, làm giàu cho người dân nơi đây. Hằng năm mỗi hộ dân thu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng

{keywords}
  ... lưới chắn để bảo vệ vườn cam, tránh côn trùng.

“Cam Đồng Thành đã khẳng định được thương hiệu, tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh và được chứng nhận là cam sạch, an toàn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trong thời gian tới đây, địa phương sẽ khuyến khích các hộ dân xây dựng thêm nhiều diện tích sản xuất cam đạt tiêu chuẩn VietGAP, đưa giống cam vươn ra thị trường tiêu thụ trên cả nước, hướng tới đạt chất lượng sản phẩm OCOP”, ông Tuấn cho biết thêm.

Yên Thành là một trong những địa phương trồng cam khá nhiều, với gần 300 ha hiện có, chủ yếu là cam Xã Đoài lòng vàng và đã khẳng định được “thương hiệu” từ nhiều năm trước. Trong đó, xã Đồng Thành là địa phương nổi tiếng cam Xã Đoài lòng vàng từ hơn 10 năm nay.

Tháng10/2019, đặc sản cam "tiến vua" xã Đoài ở 5 xã của huyện Yên Thành gồm: Minh Thành, Trung Thành, Nam Thành, Đồng Thành và Xuân Thành, đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh.

Việt Hòa

Đặc sản cam Vinh chín mọng vào mùa thu hoạch, giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg

Đặc sản cam Vinh chín mọng vào mùa thu hoạch, giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg

Từ cuối tháng 10, cam Vinh bắt đầu chín mọng, vào vụ thu hoạch, nhiều vườn cam xuất bán cho khách tại vườn với giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg.

 

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.