Những “trinh sát” trên biển khơi (bài 3)

Hoạt động đánh bắt trên biển của ngư dân Quảng Bình ngoài bảo vệ ngư trường đánh bắt truyền thống thì đây còn là lực lượng hùng hậu phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật khi cần thiết.

Mỗi tàu đánh cá, mỗi ngư dân như một “chiến sĩ” “trinh sát” trên biển nhằm phát hiện, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Tai mắt” trên biển

Dù đã nghe nói nhiều nhưng phải đến khi trực tiếp đi cùng đội tàu đánh ghẹ của thôn Hà Dương (xã Bảo Ninh) ra khơi có gần chục chiếc ra vùng Nam Vịnh Bắc Bộ, tôi mới cảm nhận được rõ nhấ tinh thần, trách nhiệm của những lao động về ý thức bảo vệ chủ quyền biển và ngư trường đánh bắt truyền thống.

Trên biển xa, thiếu thốn thông tin bởi không có sóng điện thoại nên bộ đàm là đường dây liên lạc duy nhất để kết nối thông tin giữa các tàu. Nhiều tàu còn được trang bị hệ thống máy định vị hiện đại với màn hình lên tới 10” để nhận biết rõ các tàu trong khu vực xung quanh bán kính từ 20-40 hải lý.

Những “trinh sát” trên biển khơi (bài 3) - ảnh 1

Tàu cá Quảng Bình hoạt động đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống Nam Vịnh Bắc Bộ.

Trong buồng lái tàu, phía sau dãy ô cửa gắn kính là các thiết bị máy định vị, cần số, cần ga, bánh lái, và hệ thống la bàn điện tử. “Đi biển trước đây là dùng định vị hướng bằng la bàn, nay thiết bị la bàn vẫn được duy trì song song với thiết bị hiện đại có gắn màn hình. Màn hình la bàn cung cấp thông số hướng tàu đang chạy, vị trí kinh độ, vĩ độ của tàu và vận tốc di chuyển”, lái tàu Hoàng Diên mô tả.

Ở hải phận đánh bắt cá chung, anh Diên bật màn hình máy định vị lên, tôi thấy xuất hiện nhiều chấm nhỏ, lúc phóng to hình ảnh thì đó là các tàu nước ngoài cùng số hiệu, tần số liên lạc của các tàu đó hiện lên.

Ngoài ra, máy định vị còn cho biết các loại tàu đánh bắt giã cào và khu vực hoạt động để mình biết trước tránh không buông lưới vào khu vực đó.

“Các tàu cá nước ngoài đánh bắt trong hải phận đánh bắt cá chung giữa hai nước Việt-Trung theo quy định là không sai. Nếu có tàu treo cờ nước ngoài hay không treo cờ mà vào đánh bắt trong địa phận lãnh hải Việt Nam thì chúng tôi thông báo qua bộ đàm về cho trạm bờ hoặc vào tần số của cơ quan Đồn Biên phòng cảng biển để báo tin”, anh Diên nói.

Những tàu cá của nước ngoài vi phạm lãnh hải nước ta thường là các loại tàu nhỏ, chủ yếu họa động thả câu cá và câu mực. Họ đánh bắt theo tốp nhỏ lén lút, thấy tàu chấp pháp của Việt Nam xuất hiện là tăng ga bỏ chạy. Nhiều tàu chạy không thoát được thì bị bắt, xử lý theo pháp luật.

Ngư dân không những thông báo về các tàu cá nước ngoài đánh bắt hải sản vi phạm chủ quyền, mà còn thông báo cho cơ quan khi phát hiện các tàu đánh bắt cá bằng thuốc nổ “tận diệt” nguồn lợi thủy sản.

Những “trinh sát” trên biển khơi (bài 3) - ảnh 2

Những ngư dân đang kéo lưới khi hoàng hôn buông xuống.

“Trên biển có lúc mình gặp những tàu buổi đêm đánh cá, câu mực bằng giàn đèn. Họ bật hệ thống đèn sáng lên dụ từng đàn cá đến, rồi họ dùng thuốc nổ ném xuống để đánh cá.

Đánh bằng thuốc nổ thì lượng cá chết rất nhiều, nhưng các thuyền viên chỉ vớt được một số ít thôi, còn lại là trôi dạt trên biển theo sóng vào bờ. Bởi ngoài việc tận diệt thủy sản thì lượng cá chết trôi vào bờ biển gây hiểu lầm làm cho thương lái ép giá hải sản khi thu mua, nên chúng tôi luôn để ý những việc này để cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để họ biết mà xử lý”, chủ tàu số hiệu QB 91152TS ông Hoàng Quang Tình tiếp lời.

"Ngoài các loại tàu đánh bắt hải sản ra, thì số lượng tàu vận tải trên tuyến hàng hải cũng rất nhiều. Tuy nhiên, ngư dân chúng tôi chỉ am hiểu nghề cá mú, nên thông báo tin tức về các tàu cá vi phạm thôi. Còn các tàu hàng thì họ chở gì mình không thể biết được, nên việc đấu tranh chống buôn lậu trên biển ngư dân như chúng tôi không đủ quyền để tham gia được”, anh Tình - một thuyền viên vừa cười vừa kể.

Không chỉ là "tai mắt" cho các lực lượng chấp pháp trên biển, các tàu cá, ngư dân là lực lượng hỗ trợ đắc lực trong công việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Khi một tàu nào đó (cả tàu trong nước và tàu nước ngoài) bị nạn trên biển thì nhận được tín hiệu cầu cứu (pháo sáng, và qua bộ đàm) từ tàu bị nạn, các tàu cá ở gần khu vực nhanh chóng chạy đến ứng cứu. Các tàu bị nạn được cứu hộ kịp thời giảm được thiệt hải về người và tài sản. Đây chính là sự giúp sức, tạo nên sức mạnh đoàn kết của ngư dân để vươn khơi để bám biển.

Vai trò rất lớn trong bảo vệ biển đảo

Khi nói tới vai trò của ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, trung tá Ngô Văn Dũng - Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Biên phòng Quảng Bình ghi nhận “hàng năm, các ngư dân đã cung cấp hàng trăm lượt thông tin về tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền, buôn lậu trên biển cho đơn vị.

Các ngư dân đánh cá, và duy trì đánh cá ở các ngư trường truyền thống là sự ghi nhận về bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh hải, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều tàu vẫn đánh bắt xuyên tết, họ phối hợp cùng với lực lượng trinh sát của các Đồn Biên phòng hình thành mạng lưới nắm bắt thêm thông tin sâu rộng trên biển”.

Những “trinh sát” trên biển khơi (bài 3) - ảnh 3

Những thuyền viên trên tàu ngoài lao động đánh bắt hải sản còn là những “trinh sát” cung cấp thông tin trên biển cho cơ quan chức năng.

Hiện nay, ở Quảng Bình đã thành lập 191 tổ đoàn kết, 1.210 tàu công suất trên 90CV và 8.081 lao động tham gia. Tính cả tàu công suất nhỏ thì có tới 2.214 tàu với 12.078 lao động tham gia. Hoạt động của các tổ đoàn kết đánh bắt hải sản được duy trì nhiều năm và phát huy hiệu quả, nhất là trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

“Năm 2016, ngư dân cung cấp cho lực lượng Biên Phòng tỉnh 120 nguồn tin, trong đó có 97 nguồn tin có giá trị về bảo vệ vùng biển như tàu nước ngoài vi phạm đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác khoáng sản trong vùng biển Quảng Bình, tàu cá đánh bắt bằng thuốc nổ…” thượng tá Phan Thanh Bổng-cán bộ Phòng Tham mưu Bộ chỉ huy Biên phòng Quảng Bình cung cấp.

“Ngư dân đi biển họ cung cấp thông tin những gì họ thấy được, biết được và cho đó là quan trọng, cần thiết. Bởi vậy, nhiều thông tin không có giá trị về nghiệp vụ, nhưng chúng tôi vẫn lắng nghe họ trình bày, bởi khi mình lắng nghe thông tin từ họ cung cấp thì với họ có giá trị về tinh thần rất lớn và họ cũng nâng cao tình thần trách nhiệm trong công tác cung cấp thông tin sau này”, trung tá Cao Xuân Phú - Đồn trưởng Đồn Biên Phòng Nhật Lệ chia sẻ.

Những “trinh sát” trên biển khơi (bài 3) - ảnh 4

Lao động trong đêm

Thực thi pháp luật trên biển ngoài công việc của các cơ quan nhà nước, lực lượng chấp pháp trên biển thì không thể thiếu những người ngư dân và những con tàu đánh cá đang ngày đêm hoạt động trên biển.

Những ngư dân kiên gan đội sóng bám biển ngoài lao động đánh bắt hải sản họ còn là những “trinh sát” không chuyên, góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung tháng 4/2016, tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Tổng thiệt hại của Quảng Bình theo Quyết định 1880 ngày 29-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng là hơn 2.138 tỷ đồng. Trong đó, khai thác thủy sản hơn 1.171 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản gần 320 tỷ đồng; sản xuất muối hơn 18 tỷ đồng; hơn 26.670 lao động trực tiếp bị thiệt hại hơn 442 tỷ đồng; gần 10.670 lao động gián tiếp hơn 186 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 56/62 xã, phường có quyết định phê duyệt đối tượng, kinh phí thiệt hại với tổng số tiền phê duyệt bồi thường 1.952,4 tỷ đống, đạt 84% so với kê khai ban đầu. Tỉnh đã thực hiện chi trả 1.763,6 tỷ đồng, đạt 95% so với tổng số tiền Trung ương cấp tạm ứng cho tỉnh.

Trong muôn vàn khó khăn ấy, nhiều ngư dân Quảng Bình vẫn kiên cường bám biển, bám ngư trường để hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản.

Những ngư dân kiên gan không chỉ lao động mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió, mà họ là những nhân tố góp phần bảo vệ ngư trường đánh bắt cá truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Nhóm phóng viên Infonet đã có cuộc hành trình trên tàu số hiệu QB91152TS của ngư dân Hoáng Quang Tình ở xã Hải Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) trong chuyến ra khơi từ ngày 14/2-21/2 lênh đênh trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, để tận mắt chứng kiến, thấu hiểu công việc hàng ngày của các thuyền viên đánh ghẹ trên biển cả bao la. 

Thanh Hà - Hà Vy

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !