Những thực phẩm làm thúc đẩy quá trình loãng xương
Loãng xương là một vấn đề sức khỏe xương khớp phổ biến trong thời hiện đại, bệnh chủ yếu xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ cao hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ phải trải qua quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú, lượng canxi trong cơ thể mất đi quá nhiều, cấu trúc xương dễ bị lỏng lẻo nên dễ xảy ra tình trạng loãng xương.
Nhiều phụ nữ sau sinh không để ý đến vấn đề loãng xương. Trên thực tế, họ có xu hướng thuộc nhóm rủi ro cao. Vì trong quá trình mang thai, thai nhi cần hấp thụ một lượng lớn canxi từ mẹ để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chính điều này dẫn đến việc mẹ bị thiếu hụt canxi.
Ngoài ra, sữa mẹ sau sinh tiết ra lượng canxi cũng rất dồi dào, cung cấp dinh dưỡng cho bé nên lượng canxi bị tiêu hao rất nhiều. Nếu không chú ý bổ sung sẽ dễ dẫn đến tình trạng giảm mật độ xương, có thể dẫn đến loãng xương.
Tình trạng loãng xương cũng do chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt có rất nhiều thực phẩm thúc đẩy quá trình loãng xương mà chúng ta vẫn ăn nhiều dưới đây:
Nấm
Thực phẩm từ nấm được nhiều người ưa chuộng vì hương vị độc đáo nhưng lại không thích hợp với người trung niên và cao tuổi hoặc người có hệ xương yếu vì hàm lượng phốt pho trong nấm cao. Nếu ăn thường xuyên có thể ức chế quá trình hấp thu và sử dụng canxi của xương, đồng thời làm tăng độ giòn của xương, vì vậy bạn nên ăn ít các loại thực phẩm này.
Măng
Măng là một loại thực phẩm cũng rất phổ biến, tuy ngon nhưng không nên ăn quá nhiều. Vì trong măng có hàm lượng axit oxalic cao. Axit oxalic có thể phản ứng hóa học với canxi trong cơ thể tạo thành kết tủa không hòa tan, đẩy nhanh quá trình mất canxi và tăng tỷ lệ loãng xương.
Dưa muối
Dưa muối là một món ăn ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, do lượng muối lớn nên dễ đẩy nhanh quá trình thải ion canxi ra ngoài, dẫn đến không đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của xương, từ đó gây loãng xương. Vì vậy, không nên ăn các loại thực phẩm muối chua như dưa muối thường xuyên.
Các vấn đề về xương khớp và sức khỏe xương khớp là vấn đề lớn mà người trung niên và cao tuổi phải quan tâm, tuổi tác ngày càng cao thì hệ xương khớp của con người cũng bị lão hóa, khi đó người già sẽ không đi được xa, chân sẽ bị đau sau khi đi bộ.
Khi có hệ xương khớp yếu, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì cần bổ sung các sản phẩm hỗ trợ để tăng cường sức khỏe của xương khớp.
Ngoài ra, nên thường xuyên thực hiện các hoạt động dưới đây để tăng cường sức khỏe của xương khớp
Dành nhiều thời gian hơn dưới ánh nắng mặt trời
Người hiện đại thường chú ý đến việc chống nắng, cách ly khỏi tia UV làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Vì vậy, hãy ra ngoài phơi nắng nhiều hơn, để ánh nắng kích thích xương, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, tăng cường độ chắc khỏe của xương. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến thời gian cũng như thời điểm tắm nắng để hạn chế tác hại do ánh nắng mang lại.
Duy trì thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Thức khuya về lâu dài dễ dẫn đến rối loạn nội tiết. Theo thời gian, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, cũng như quá trình tái tạo xương cũ, dẫn đến giảm độ cứng của xương, tăng độ giòn và tăng tốc độ loãng xương. Vì vậy, cần duy trì lịch sinh hoạt đều đặn, đi ngủ sớm và dậy sớm có lợi cho quá trình phát triển xương và phục hồi xương.
Tập thể dục
Các bài tập vận động cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng để hạn chế nguy cơ bị ngã. Tuy nhiên, cần tham khảo bác sĩ để có bài tập phù hợp với từng độ tuổi và thể trạng.
Các khuyến nghị chung trong vấn đề tập luyện thể dục phòng tránh loãng xương gồm: Nếu mục tiêu là ngăn ngừa loãng xương, các bài tập như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, quần vợt… là lựa chọn lý tưởng…
Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho sức khỏe của xương, phát triển, duy trì sức mạnh và khối lượng cơ bắp… Các bài tập như yoga, thái cực quyền,… cũng rất có lợi bởi giúp cải thiện sự cân bằng cho cơ thể, hạn chế tối đa tình trạng bị ngã.
Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi
Lượng canxi cần thiết đối với cơ thể của một người trưởng thành là khoảng 1.000mg/ngày. Tuy nhiên, đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi cần tiêu thụ mức 1.200mg/ngày.
Nguyên nhân bởi nếu cơ thể thiếu canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng loãng xương thường gặp.
Vì vậy việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là thực sự cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu và canxi gồm: Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo.
Nước trái cây, thực phẩm tăng cường canxi như: Ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ,… Cá mòi và cá hồi. Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, bông cải xanh,…
Ngoài ra cần bổ sung đạm, bởi vì đạm có trong mọi tế bào của cơ thể, bao gồm cả xương. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung Protein sẽ làm tăng mật độ khoáng trong xương.
Theo khuyến nghị, lượng đạm cần thiết mỗi ngày cho mỗi pound trọng lượng cơ thể là 0,4g. Một số loại thực phẩm giàu Protein gồm: trứng, sữa, phô mai, hạnh nhân,…
Hạ Thảo