Những sự thật ‘giật mình’ về nhiệm kỳ Tổng thống ông Trump

Ngày 3/11, Mỹ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống, kết quả cuộc bầu cử sẽ quyết định liệu ông Donald Trump có ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.

Sau đây là những sự thật về nhiệm kỳ Tổng thống ông Trump theo tài liệu của hãng tin RBC tổng hợp:

Tăng trưởng kinh tế kỷ lục và suy giảm mạnh

Vào mùa hè năm 2019, Mỹ đã ghi nhận chu kỳ tăng trưởng GDP dài nhất trong lịch sử kéo dài 121 tháng (gần 10 năm), đây là chu kỳ phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bắt đầu dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tỷ lệ thất nghiệp năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm là 3,5%, và mức lương của người Mỹ tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 28,54 USD/giờ. Sau đó, những thành tựu này đã bị hủy bỏ bởi đại dịch Covid-19.

Mức sụt giảm GDP của nền kinh tế số một thế giới trong quý II/2020 là 32,9% - mức giảm thấp nhất trong lịch sử của nền kinh tế này. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2019, GDP của Mỹ tăng 2,2% và năm 2020 có thể giảm 5,8%. IMF dự đoán, năm 2021, GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng 3,8%, trong khi mức tăng trưởng phục hồi của GDP toàn cầu sẽ là 5,2%.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước tiên” xuyên suốt nhiệm kỳ lãnh đạo đầu tiên của mình. (Ảnh: Reuters)

Trung Quốc không còn là đối tác thương mại chính của Mỹ

Vào cuối năm 2019, Mexico trở thành đối tác thương mại chính của Mỹ (kim ngạch thương mại đạt 614 tỉ USD), tiếp theo là Canada (612 tỉ USD), trong khi Trung Quốc chỉ chiếm vị trí thứ ba (558 tỉ USD, tương đương 13,5% tổng kim ngạch). Theo Bộ Thương mại Mỹ, Mexico và Canada vẫn là đối tác thương mại chính của Mỹ từ tháng 1 đến tháng 8/2020, với Trung Quốc xếp thứ ba. Trung Quốc đánh mất vị thế là đối tác thương mại chính của Mỹ trong bối cảnh chính quyền ông Trump áp dụng các biện pháp hạn chế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Washington cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc.

Tăng chi tiêu quốc phòng

Chính quyền ông Trump đã gia tăng ngân sách quốc phòng. Trước nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama, ngân sách của Lầu Năm Góc là 625 tỉ USD vào năm 2007, và năm 2008 là 693 tỉ USD, đến năm 2012, ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm xuống còn 529 tỉ USD, năm 2013 giảm xuống còn 527,5 tỉ USD. Đến năm 2014, ngân sách lại tăng trở lại lên đến 560 tỉ USD dưới thời ông Trump, tăng trưởng tiếp tục vào năm 2017, Lầu Năm Góc chi tới 606 tỉ USD. Khối lượng chi tiêu quốc phòng của Mỹ trong năm tài chính 2020, hết hạn vào tháng 10 đã vượt quá 700 tỉ USD. Đồng thời, chi tiêu quốc phòng của Mỹ so với GDP giảm. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong năm 2019 ngân sách quốc phòng chiếm cùng 3,4% GDP của Mỹ.

Không “phát động” hoạt động quân sự mới

Bất chấp những tuyên bố gay gắt của ông Trump dành cho các quốc gia khác (chủ yếu là Iran và Triều Tiên), chính quyền ông Trump vẫn chưa chính thức phát động một chiến dịch quân sự mới nào ở nước ngoài. Thời ông Obama bắt đầu hạn chế sự tham gia của Mỹ trong các chiến dịch ở Afghanistan và Iraq, nhưng ủng hộ các đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tham gia vào cuộc can thiệp quân sự ở Libya để bảo vệ dân thường (chỉ có lực lượng không quân tham gia).

Trong khi đó, ông Trump tiếp tục cắt giảm các hoạt động của Mỹ ở Afghanistan và sau đó hứa sẽ rút quân đội khỏi Syria. Đến cuối nhiệm kỳ, ông rút một phần quân đội khỏi Syria, Iraq và Afghanistan, mặc dù ông không ngăn cản việc Mỹ tham gia các chiến dịch ở các nước này.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở bang Arizona. (Ảnh: Reuters)

Giảm di cư, tăng trục xuất

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump cam kết sẽ tích cực chống lại nạn nhập cư bất hợp pháp và cung cấp việc làm cho người Mỹ. Trong thời gian ở Nhà Trắng, số lượng người nước ngoài nhận được quyền thường trú tại Mỹ đã giảm xuống. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, năm 2015, số người nhập cư vào Mỹ là 1.051 triệu người, năm 2016 là 1.183 triệu người, nhưng năm 2017 con số này giảm xuống còn 1.127 triệu người và năm 2018 là 1.096 triệu người.

Số lượng trục xuất người di cư bất hợp pháp tăng lên, nhưng không đáng kể. Năm 2015, số người bị trục xuất lên tới 333 nghìn người, năm 2016 là 340 nghìn người, năm 2017 là 295 nghìn người và năm 2018 là 337 nghìn người.

Mỹ rút khỏi các hiệp ước quốc tế

Trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, ông đã tuyên bố rút khỏi một số hiệp ước và chấm dứt tư cách thành viên của Mỹ trong một số tổ chức quốc tế:

- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (vào ngày 23/01/2017 Mỹ thông báo rút khỏi Hiệp định để thực hiện chính sách “Ưu tiên nước Mỹ” (American First) của Tổng thống Trump);

- Hiệp ước Bầu trời Mở (OST) với Nga (Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước vào cuối tháng 5/2020);

- Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Nga;

- Thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), ký năm 2015 giữa nhóm P5+1 với Iran (Mỹ rút khỏi tháng 5/2018);

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Mỹ công bố rút khỏi Tổ chức vào tháng 5/2020);

- Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) (Mỹ tuyên bố rút khỏi vào tháng 6/2018);

- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) (Mỹ rút khỏi vào đầu năm 2017);

- Cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) (Năm 2018, Mỹ tuyên bố ngừng tài trợ cho tổ chức này);

- Vào ngày 4/11/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức thông báo với LHQ về việc rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Theo quy định, tới ngày 4/11 năm nay, quyết định của Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu sẽ chính thức có hiệu lực.

Sự chú ý ngày càng tăng của các nhà lập pháp đối với Nga

Theo tính toán của trang govtrack.us, trong thời gian ông Trump nằm quyền tại Nhà Trắng, có tới 387 dự luật và nghị quyết đề cập đến Nga đã được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông Obama, con số này là 143, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama là 134. Dưới áp lực của Quốc hội Mỹ, chính quyền ông Trump đã ký dự luật cứng rắn nhất về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, dựa trên Đạo luật chống các kẻ thù Mỹ thông qua các biện trừng phạt (CAATSA)

Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt hiện tại đã được thắt chặt đối với các bên tham gia dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Cuối cùng, dưới thời ông Trump, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì việc sử dụng vũ khí hóa học ở Anh.

{keywords}
Tổng thống Donald Trump kiểm tra một phần của bức tường biên giới mới xây dựng ở San Luis. (Ảnh: Reuters)

Luận tội ông Trump

Đảng Dân chủ đã khởi động thủ tục luận tội ông Trump vào mùa thu năm 2019. Trước ông Trump, các thủ tục chống lại các Tổng thống Andrew Johnson và Bill Clinton cũng được tiến hành. Phiên tòa xét xử ông Trump tại Thượng viện kéo dài 12 ngày (22/1 - 5/2/2020), ông Clinton là 35 ngày (7/1 - 12/2/1999), ông Johnson là 71 ngày (5/3 - 16/5/1868). Không có trường hợp nào trong số này dẫn đến việc tổng thống phải từ chức, Thượng viện sau đó đã thông qua tuyên bố trắng án.

Bức tường chưa hoàn thành ở biên giới với Mexico

Vào đêm trước của cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đã hứa xây một bức tường ở biên giới phía nam nước Mỹ dài khoảng 1.600 km và bắt Mexico cùng trả tiền. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã không thể khiến Mexico trả tiền cho bức tường và vấn đề cấp vốn cho dự án đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Do đó, ông Trump đã phải huy động kinh phí để xây dựng bức tường từ các chương trình khác của chính phủ. Bức tường ngăn cách Mỹ - Mexico dự kiến ​​sẽ tiêu tốn khoảng 21,6 tỉ USD để hoàn thành.

Mới đây, vào tháng 6/2020, ông Trump cho biết đến cuối năm 2020, công tác xây dựng ít nhất 720 km đường biên giới sẽ được hoàn tất. Tổng chiều dài của biên giới giữa Mexico và Mỹ là hơn 3,2 nghìn km, một phần của nó được bảo vệ bởi các chướng ngại vật tự nhiên.

Đời tư 'sóng gió' của ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden

Đời tư 'sóng gió' của ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden

Người vợ đầu và con gái của ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra đi sau một tai nạn giao thông, trong khi con trai cả của ông cũng qua đời vì căn bệnh ung thư.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !