Donald Trump - Vị Tổng thống Mỹ 'thích sự ồn ào'

Luôn có những ồn ào xuất hiện xung quanh ông Trump trước và sau khi ông trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), ông Donald Trump đã ấp ủ ý định tranh cử Tổng thống Mỹ từ rất lâu. Trong giai đoạn thập niên 80, ông Trump đã liên tục thay đổi quan điểm ủng hộ đối với 3 đảng là Dân chủ, Cộng hòa và Cải cách.

Cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 của ông Trump cũng đầy kịch tính và tranh cãi bởi đây là chiến dịch của một ngôi sao truyền hình Mỹ. Theo đó, ông Trump từng đảm nhận vị trí người dẫn chương trình truyền hình thực tế Mỹ.

Bản thân ông Trump cũng thừa nhận, ông đã học hỏi được kinh nghiệm làm sao thu hút sự chú ý của dư luận cũng như duy trì “sức nóng” nhờ quá trình tham gia dẫn chương trình thực tế "The Apprentice" và "The Celebrity Apprentice" tới 14 mùa phát sóng trên đài NBC. Sau 14 mùa dẫn dắt chương trình, ông Trump cho biết ông được trả tổng cộng số tiền là 213 triệu USD.

{keywords}
{keywords}

Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016, trong suốt quá trình cầm quyền, những ồn ào vẫn liên tiếp xuất hiện sau những hành động và lời nói của ông Trump.

Điển hình, ông Trump từng cho rằng Mexico đã đưa những kẻ phạm tội hãm hiếp vượt biên sang Mỹ. Tuyên bố của ông Trump vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ chính phủ Mexico. Chưa hết, ông Trump còn kêu gọi lệnh cấm tạm thời người dân Hồi giáo tới Mỹ, và tuyên bố này cũng đã bị cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối. Hay như việc ông Trump từng cho rằng nên giết thân nhân của những kẻ khủng bố, hoặc tra tấn các nghi phạm khủng bố.

Chưa hết, ông Trump còn nổi tiếng với việc đặt biệt danh miệt thị các đối thủ của mình. Vào năm 2016, ông Trump đã gọi ứng viên đảng Cộng hòa Jeb Bush là "Jeb Bush thiếu năng lượng" hay bà Hillary Clinton là "Hillary lươn lẹo".

Ông Trump còn trở thành vị Tổng thống rút tên Mỹ ra khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế nhất như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký kết với Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Sau đó, ông Trump còn tăng thuế đối với mặt hàng sắt và nhôm của Liên minh châu Âu (EU), khơi mào cuộc chiến thương mại và công nghệ với Trung Quốc, cũng như bất đồng với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

{keywords}

Điều đáng nói, khác với những người tiền nhiệm thường giữ thái độ chỉ trích Nga và Triều Tiên, ông Trump lại xây dựng mối quan hệ thân thiết với hai nhà lãnh đạo Nga – Triều là Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Kim Jong-un.

Song ông Trump cũng không ít lần khơi mào “tấn công” những người là đồng minh chứ không phải đối thủ của Mỹ. Cụ thể, ông Trump nhiều lần chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel vì chính sách chào đón người nhập cư. Hay như vào năm 2018, ông Trump còn cho đăng tải tuyên bố gây tranh cãi trên Twitter và làm dư luận Đức dậy sóng. Theo đó, ông Trump viết “người Đức đang chuyển sang chống lại nhà lãnh đạo quốc gia”.

Sau khi tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Canada, ông Trump còn viết trên Twitter rằng Thủ tướng Justin Trudeau đã “quá yếu kém và không trung thực” trong cuộc chiến áp thuế với Mỹ.

Dù Mỹ hiện là quốc gia đứng số 1 thế giới về số ca mới mắc và tử vong vì Covid-19, nhưng ông Trump vẫn luôn lên tiếng bênh vực những chính sách mà chính quyền của ông thi hành để đối phó với dịch bệnh. Ông Trump cũng không quên đổ lỗi dịch bệnh chính là nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ sụt giảm.

Còn trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm nay, ông Trump cũng không tha cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Theo đó, ông Trump mô tả ông Biden là “ứng cử viên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Đáp trả, ông Biden cho rằng, ông Trump là “vị Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ”.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Ngay trong giai đoạn vận động tranh cử, ông Trump đã vướng vào ồn ào trốn thuế. Như thông tin từ cuộc điều tra được New York Times công bố hôm 27/9, trong 15 năm trước năm 2016, ông Trump đã có tới 10 năm không đóng thuế thu nhập nhờ khai báo thua lỗ.

Theo báo cáo thuế trong hai thập niên của ông Trump được New York Times thu thập cho biết, ông chỉ trả 750 USD tiền thuế thu nhập trong năm 2016 và thêm 750 USD vào năm 2017. Còn theo AP, các khai báo tài chính cho thấy, ông Trump kiếm được ít nhất 434,9 triệu USD năm 2018, nhưng hồ sơ thuế báo cáo ông lỗ 47,4 triệu USD.

Trong hai năm giữ chức Tổng thống Mỹ, ông Trump kiếm được 73 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, bao gồm khoảng 3 triệu USD từ Philippines; 2,3 triệu USD từ Ấn Độ; 1 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.

{keywords}

Vào năm 2017, ông Trump trả 145.400 USD tiền thuế ở Ấn Độ; 156.824 USD ở Philippines so với con số 750 USD tiền thuế mà ông nộp ở Mỹ. Trong các khoản xin giảm thuế, một khoản lớn được ông xin cho các dinh thự, máy bay cùng 70.000 USD cho chi phí làm tóc khi lên truyền hình.

Song tại họp báo ngày 27/9, Tổng thống Trump đã phủ nhận thông tin trốn thuế và khẳng định ông đã đóng "rất nhiều" thuế thu nhập liên bang. "Tôi đã phải trả rất nhiều và tôi đóng rất nhiều thuế thu nhập", ông Trump nói.

Trên thực tế, ông Trump còn từ chối công bố bản khai thu nhập cá nhân để tính mức đóng thuế. Trong khi đây vốn là truyền thống áp dụng trong hàng thập niên qua đối với các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ. Còn theo số liệu được Văn phòng Đạo đức chính phủ Mỹ công bố, ông Trump đã kiếm được hơn 200 triệu USD từ doanh thu kinh doanh ở nước ngoài từ năm 2016.

Tạp chí Fortune cũng cho biết, khối tài sản của ông Trump là 2,5 tỉ USD tính tới tháng Chín. Nhưng theo Fortune, dịch Covid-19 cũng đã khiến ông Trump thiệt hại 600 triệu USD trong năm nay do dòng tiền từ hoạt động cho thuê văn phòng và lượng khách tới ở trong các khách sạn do ông sở hữu bị sụt giảm mạnh.

{keywords}

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !