Những sản vật hàng Việt nổi tiếng bị mất thương hiệu

Năm 2011, hàng loạt chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc… tiếp tục bị doanh nghiệp nước ngoài giành quyền đăng ký bảo hộ.

Các cơ quan chức năng 2 tỉnh Đắk Lắk, Kiên Giang đang thu thập bằng chứng, hồ sơ để đòi lại thương hiệu nổi tiếng của mình. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng từng rất vất vả trong các vụ kiện đòi thương hiệu bị đánh cắp.

Sơ hở là mất

Được thành lập từ năm 1980, Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á với sản phẩm kẹo dừa Bến Tre đã trở thành một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước và nước ngoài. Công việc làm ăn tiến triển rất tốt. Mỗi năm, ngoài việc cung cấp cho các thị trường nội địa, kẹo dừa Bến Tre còn được xuất qua các nước lân cận.

Đến năm 1998, công ty có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc khá cao, trung bình mỗi lần xuất đi hơn chục ngàn tấn kẹo dừa. Hằng năm, lượng kẹo dừa xuất khẩu của Đông Á qua Trung Quốc từ 900.000 đến 1 triệu tấn. Bỗng nhiên doanh số của công ty sụt giảm mạnh. Tìm hiểu sự việc, bà Nguyễn Thị Tỏ (Hai Tỏ), chủ thương hiệu kẹo dừa Bến Tre, phát hiện Công ty Rừng Dừa ở Trung Quốc đã lấy thương hiệu của bà sản xuất kẹo dừa, bán tràn lan trên thị trường.

Kể lại chuyện này, ông Vũ Văn An, Giám đốc điều hành Công ty Đông Á (cháu ngoại của bà Hai Tỏ), cho biết DN Trung Quốc sau một thời gian hợp tác làm ăn với công ty đã tự tìm đến các thương lái thu mua kẹo dừa, mang về nước rồi gắn mác kẹo dừa Bến Tre để bán ra thị trường. Đáng nói DN này còn giành quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng kẹo dừa của công ty này không tốt đã ảnh hưởng đến thương hiệu kẹo dừa Bến Tre, đồng thời làm sụt giảm doanh số của Đông Á.

Bất ngờ hơn, sau khi DN Trung Quốc đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu, kẹo dừa Bến Tre của Đông Á xuất sang nước này trở thành “hàng giả, hàng dỏm”. “Bà ngoại tôi đã sang tận Trung Quốc kiện đòi lại thương hiệu này. Với sự giúp đỡ của tỉnh Bến Tre, tốn bao công sức đi lại, cuối cùng cơ quan chức năng Trung Quốc cũng yêu cầu DN làm giả kẹo dừa kia phải trả lại thương hiệu cho chúng tôi sau 2 năm trời” - ông Vũ Văn An kể lại.

Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk

Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk. Ảnh: CAO NGUYÊN

Mới đây, đến lượt hàng loạt chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắk Lắk, nước mắm Phú Quốc bị các DN nước ngoài giành quyền đăng ký bảo hộ ở các thị trường trọng điểm. Tháng 6-2011, trong những lần lên mạng tìm kiếm tài liệu, luật sư Lê Quang Vinh, Công ty Tư vấn Sở hữu công nghiệp Bross & Partners có trụ sở tại Hà Nội, phát hiện chỉ dẫn địa lý Buon Ma Thuot, cả tiếng Latin và tiếng Trung Quốc đã bị một DN ở Quảng Châu (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ, được cấp chứng nhận bảo hộ nhóm sản phẩm 30 (cà phê).

DN này sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm từ tháng 11-2010. Chủ DN này còn tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee - 1896” tại Trung Quốc từ tháng 6-2011. Ông Vinh đã làm văn bản gửi Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk thông báo chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd giành quyền đăng ký.

Tương tự, thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Phú Quốc cũng bị một DN tại Mỹ là Viet Huong Fishsauce giành quyền đăng ký bảo hộ từ năm 1982. Theo đó, các sản phẩm của công ty này từ năm 1982 đến nay đều sử dụng nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc” có hình con cá cơm, đảo Phú Quốc và bản đồ Việt Nam. Đến năm 2006, nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng của Việt Nam xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… nhưng là sản phẩm của Viet Huong Fishsauce.
Đến tháng 5-2011, một DN tại Hồng Kông là Công ty TNHH Thương mại Việt Hương (Viet Huong Trading Company Limited) cũng nộp đơn lên cơ quan chức năng đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phú Quốc cho nhóm hàng hóa 30 (trong đó có nước mắm) trên lãnh thổ Trung Quốc. Cũng phải nói thêm, thủ phủ cà phê lớn nhất cả nước Đắk Lắk không chỉ có cà phê Buôn Ma Thuột bị DN nước ngoài giành mất mà cả thương hiệu cà phê Đắk Lắk từ lâu cũng bị một DN tại Pháp đăng ký bảo hộ tại hơn 10 quốc gia. Trong khi đó, từ năm 1995, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý lập hồ sơ bảo hộ tên gọi cà phê Buôn Ma Thuột và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận vào năm 2005, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý này đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta.

Gian nan kiện đòi

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Việt Hùng, nguyên cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, nhận định chuyện bị đánh cắp thương hiệu không chỉ xảy ra đối với DN Việt Nam mà khá phổ biến ở các nước. “Đây là hiện tượng quốc tế, là hành vi chiếm đoạt nhãn hiệu hoặc trục lợi qua việc đăng ký nhãn hiệu” - ông Hùng nói.

Theo luật sư Lê Quang Vinh, để đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, sớm nhất cũng phải mất từ 2 đến 3 năm. Nếu có thúc đẩy bằng biện pháp ngoại giao, nhanh nhất cũng phải 1 năm rưỡi, chưa kể khoảng 6 tháng chuẩn bị hồ sơ và thu thập bằng chứng. Việc đòi lại thương hiệu trên thực chất là vụ khiếu nại hành chính theo Luật Nhãn hiệu của Trung Quốc.

Với các chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc… là tài sản chung của địa phương và Nhà nước, rất nhiều cá nhân được hưởng lợi từ các thương hiệu này nên đến khi xảy ra sự cố, phản ứng của cơ quan chức năng cũng chậm do vướng cơ chế…

Tuy nhiên, do mỗi năm, cơ quan chức năng Trung Quốc phải giải quyết khoảng 1 triệu đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nên bị quá tải. Các vụ giải quyết khiếu nại, tranh chấp cũng bị quá tải khiến nhiều vụ việc kéo dài thời gian xử lý. “Vụ khiếu nại cà phê Buôn Ma Thuột, nếu chiếu theo các luật của Trung Quốc và thông lệ quốc tế thì không quá phức tạp. Quan trọng là có “bệnh” nào phải trị đúng “thuốc” đó” - ông Trần Việt Hùng nói.

Riêng về nước mắm Phú Quốc, theo luật sư Lê Quang Vinh, điều quan trọng lúc này là xác định được thời điểm 3 tháng hết hạn khiếu nại, khi cơ quan chức năng Trung Quốc chưa cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ. Câu chuyện bị đánh cắp thương hiệu của các DN Việt Nam không mới nhưng cho đến nay, việc xử lý của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vẫn còn khá lúng túng, phản ứng chậm.

Những gian hàng bán sản phẩm kẹo dừa Bến Tre-

Những gian hàng bán sản phẩm kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: MINH SƠN

Chẳng hạn, từ năm 1982, nước mắm Phú Quốc đã bị một DN tại Mỹ đăng ký bảo hộ nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp phòng bị. Trên thực tế, nước mắm Phú Quốc chỉ mới được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là ông chủ của thương hiệu này không thể ra nước ngoài kiện các DN khác đánh cắp, làm giả thương hiệu của mình. Hiện đã có hồ sơ xin đăng ký chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc nộp ở các nước châu Âu nhưng chưa được xét.

Từ thực tế này, ông Trần Việt Hùng cho rằng nếu là thương hiệu của DN bị đánh cắp, họ sẽ phản ứng nhanh bởi đó là tài sản riêng của DN. Và câu chuyện đi đòi thương hiệu của bà Hai Tỏ với kẹo dừa Bến Tre là một ví dụ điển hình.

Thái Phương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !