Những người “nặng lòng” với biển, đảo quê hương (Phần 1)

Một năm qua đi, một năm sóng Biển Đông đã không ít lần "biến động". Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, luôn có những con người sẵn sàng dành trọn những tâm huyết để nghiên cứu, lên tiếng  bảo vệ chủ quyền Biển Đảo quê hương. Họ là những người luôn “nặng lòng’ với Biển.

Từng giữ nhiều trọng trách hoặc có nhiều cống hiến cho khoa học, sau bao nhiêu năm, những con người ấy trở lại với đời thường mà vẫn không nguôi ngoai cảm giác đau đáu với biển, đảo quê hương. Họ lại  tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục lên tiếng để góp phần giữ vững từng tấc núi sông, tấc biển đảo của ông cha để lại. Họ trở thành những chuyên gia kỳ cựu về biển, đảo, mà chẳng được nhận đồng thù lao nào cho công việc họ làm và cũng chẳng màng danh lợi… Những gương mặt đó, mỗi khi vấn đề Biển Đông sôi sục, dù công khai hay lặng lẽ, nhưng công chúng, đều biết đến họ. Với khuôn khổ một bài báo nhỏ, chúng tôi không thể kể hết những gương mặt ấy, chỉ xin nhắc đến một vài gương mặt “quen” trên  mặt trận đấu  tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay để như một cách “tri ân” đến tất cả những chuyên gia về Biển Đông (cả những người có tên và những người không có tên ở đây) nhân ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ:

“40 năm không ngày nào không nghĩ về Biển Đông”
Những người “nặng lòng” với biển, đảo quê hương (Phần 1) - ảnh 1

Dù đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng nay TS Trục vẫn ngày ngày làm việc với tư cách là Trưởng Văn phòng công chứng Đông Đô (101 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội); đồng thời ông không ngừng miệt mài  nghiên cứu về chủ quyền biển đảo, với tư cách là một chuyên gia  độc lập. 

Những người “nặng lòng” với biển, đảo quê hương (Phần 1) - ảnh 2
Nơi làm việc hiện nay của TS Trần Công Trục

Những đóng góp nổi bật của TS Trần Công Trục:

1.     Phó đoàn đàm phán cấp Chính phủ về  Biên giới  với  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; đồng thời là Trưởng nhóm chuyên viên về biên giới đất liền, Vịnh Bắc Bộ và Các vấn đề trên biển của Việt Nam thuộc Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam.

2.     Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về Biên giới với Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

3.      Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về Biên giới với Vương quốc Campuchia.

4.     Tham gia biên soạn và thẩm định cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa của UBND Huyện đảo Hoàng Sa.

5.     Chủ biên cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông- Công trình biên soạn  tổng hợp, khái quát về vấn đề Biển Đông.

6.     Tham gia nhóm biên dịch Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 ra tiếng Việt Nam.

Từ một cậu bé nhà nghèo lớn lên ở vùng cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình), thuở ấu thơ ông đã gần gũi, gắn bó với miền sông biển quê hương. Lớn lên, chàng thanh niên Trần Công Trục đã rời miền Trung nắng gió  ra miền Bắc để theo học  Trường Cán bộ ngoại giao, ngoại thương từ năm 1963 (Nay là Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương). Năm 1968  tốt nghiệp ra trường ông vào ngành ngoại thương. Năm 1971 ông nhập ngũ, trở thành bộ đội Hải quân. Đến năm 1976, ông là sỹ quan biệt phái tại Ban Biên giới của Chính phủ. Năm 1982, ông chính thức chuyển ngành về công tác tại Ban Biên giới; từ năm 1990 đến năm 2004 trước khi nghỉ hưu, ông ở cương vị Phó, rồi Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ. Vậy là ông đã có trên 30 năm, với nhiều vị trí khác nhau, làm những công việc liên quan trực tiếp đến biên giới và hải đảo. Sau khi nghỉ hưu, ngoài công việc thường nhật phục vụ khách hàng với tư cách là Luật sư, rồi Công chứng viên,  ông vẫn  tiếp tục dành thời gian, công sức miệt mài  nghiên cứu về Biển Đông và trở thành một trong những chuyên gia uy tín hàng đầu  về vấn đề Biển Đảo ở Việt Nam. Với 70 năm tuổi đời, TS. Trục đã dành hơn nửa thời gian (hơn 40 năm) làm việc, nghiên cứu liên quan đến biển đảo và biên giới, lãnh thổ quốc gia. Ông là người đã tham gia lãnh đạo Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia, chịu trách nhiệm chính về  nội dung thuộc  lĩnh vực biên giới, lãnh thổ đất liền và trên biển.  Đến nay ông vẫn miệt mài không ngơi nghỉ khi tham gia biên soạn hoặc chủ biên những tác phẩm có giá trị khoa học khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, như: Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Kỷ yếu Hoàng Sa và rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu về vấn đề này...đã được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá cao.

Có lẽ trong tim ông, Biển Đảo luôn là “dòng máu nóng” miệt mài chảy mãi khôn nguôi… Ông đã từng tâm sự: “Biển Đảo của Quê hương luôn luôn  gắn bó máu thịt với tôi. Tiếng  sóng biển, lúc rầm rì, khi gầm thét dữ dội, đã trở thành khúc ca bi  hùng , bất hủ ngân mãi  trong tôi  kể từ khi cất tiếng khóc chào đời và  đó còn là lời hiệu triệu thiêng liêng của núi sông bờ cõi mà tôi  luôn  khắc cốt, ghi xương để sống và hành động xứng đáng là một công dân Đất Việt…”

Với cánh phóng viên chuyên viết về Biển, Đảo như chúng tôi, ông luôn là người cha, người ông nhiệt tình, cần mẫn. Mỗi một bài báo trả lời phỏng vấn ông, trước khi được đăng lên, ông đều nhiệt tình đọc, sửa, tra lại từng chữ để nó không trở thành những “phát ngôn hớ”. Mỗi bài trả lời ấy, nhất là khi đã được ông đọc, sửa lại, các cơ quan báo chí rất yên tâm đăng tải. Như vậy là sau 10 năm về hưu, ông đã luôn sát cánh cùng phóng viên và các cơ quan báo chí  kịp thời lên tiếng mỗi khi Biển Đông dậy sóng. Ông luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ để cho ra đời những tác phẩm về biên giới, biển đảo có giá trị khoa học, thiết thực phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền hợp pháp và đúng đắn của Việt Nam trong Biển Đông, góp phần giữ cho Biển Đông luôn luôn được yên bình, phẳng lặng…

Văn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !