Những ngư dân kiên cường bám biển

Nhờ chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi của Nhà nước mà năm 2014, hàng chục chiếc tàu thuyền mới của ngư dân lần lượt hạ thủy từ làng nghề đóng sửa tàu thuyền Tân Phú để ra khơi bám biển, bảo vệ vững.

Bất chấp Trung Quốc đe dọa, đâm chìm tàu đánh bắt,  bất chấp những hiểm nguy rình rập trên biển, ngư dân ở các vùng biển Quảng Ngãi đã ra làng nghề sửa chữa, đóng tàu truyền thống Tân Phú (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) đặt đóng mới phương tiện bám biển dài ngày.

Làng nghề đóng sửa tàu thuyền Tân Phú (xã Tam Phú) hoạt động cầm chừng mấy năm qua bỗng hồi sinh trở lại trong hơn một tháng nay. Trước hành động ngang ngược của các tàu Trung Quốc ngoài biển Đông, ngư dân làng biển Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) nuôi quyết tâm đầu tư phương tiện bám giữ ngư trường đánh bắt truyền thống. Tại các cơ sở đóng tàu nằm sát sông của làng Tân Phú, có nhiều tàu đang thi công gấp rút, phương tiện lớn nhất có công suất 450CV, nhỏ nhất là 250CV.

Ông Trần Xuân Trung - chủ một cơ sở đóng tàu thuyền của làng Tân Phú cho biết, mùa biển này trời yên biển lặng, khai thác của ngư dân đạt năng suất cao nên ngư dân có vốn đóng mới tàu lớn để vươn khơi bám biển dài ngày hơn. Từ khi Trung Quốc xâm lấn trái phép vùng biển Hoàng Sa, nhiều người ở tận huyện Bình Sơn ra đây đóng tàu. “Hiện nay, tôi đang đóng mới cho ngư dân làng biển Phước Thiện – xã Bình Hải 3 chiếc tàu loại lớn, một số khách hàng phương xa còn đến đặt hàng nhưng tôi chưa dám nhận bởi khó khăn là thợ thạo nghề này rất ít” – ông Trung nói. Cạnh truyền đà của ông Trung là truyền đà của ông Trần Trọng đang thi công nước rút 6 phương tiện công suất lớn cho ngư dân làng biển Phước Thiện. Tại bến đò nằm ở ngã ba sông này, nhẩm đếm có hơn 10 tàu thuyền lớn nhỏ đang đóng mới, chạy đua với thời gian. Tiếng búa đục phát ra dồn dập, tiếng ngư dân thúc giục lao động vang dội cả khúc sông. Ông Trọng bộc bạch: “Từ tết đến chừ các truyền đà ở làng làm không hết việc. Chưa năm nào làng nghề “trúng mánh” nhiều đơn đặt hàng như thế này”.

Lặn lội từ huyện Bình Sơn ra đây đóng mới tàu, ông Trương Khanh Chương nói: “Ngư dân ở Quảng Ngãi nói chung và huyện Bình Sơn nói riêng là khách hàng truyền thống của cơ sở này. Loại tàu của chúng tôi khi hạ thủy sẽ đánh bắt lưới vây ngày kiêm hành nghề thu mua hải sản trên biển cho ngư dân Phước Thiện. Làng nghề đóng, sửa tàu thuyền Tân Phú có thương hiệu lâu nay nên ngư dân rất an tâm đặt hàng. May mắn là tôi đặt cọc tiền đóng tàu sớm chứ không chủ cơ sở không nhận nữa vì hiện bãi đóng đã không còn chỗ trống nào. Theo tiến độ thì tháng 7, tôi sẽ có tàu vươn khơi”. 

Theo lời ông Chương, chiếc tàu của ông đang đóng có chiều dài 16,5m, bề rộng 4,2m, chiều cao mặt nước là 1,9m. Công suất lắp máy là 250CV. Tổng cộng chi phí đầu tư cho con tàu này đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt gần 1 tỷ đồng. Nhiều ngư dân ở Bình Sơn cũng cho biết thêm, dịch vụ hậu cần nghề biển ở Quảng Ngãi phát triển rầm rộ trong thời gian qua, nên việc đóng tàu công suất từ 250 - 450CV rất phù hợp, là phương tiện có thể “tiếp sức” cho tàu mã lực lớn khai thác dài ngày hiệu quả hơn.

Theo ông Trần Ngọc Hoàng – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hà Tiên Khôi, chuyên đóng tàu ở làng nghề Tân Phú, nhờ chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi của Nhà nước mà năm 2014, các khách hàng ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng và các huyện trong tỉnh như Núi Thành, Thăng Bình đã đặt hàng tấp nập. Trước đây bình quân mỗi năm  chỉ đóng 6 - 7 phương tiện thì các tháng đầu năm đã đóng hơn 5 phương tiện. Chính quyền xã Tam Phú xác nhận, từ đầu năm đến nay đã có hàng chục chiếc tàu thuyền mới của ngư dân lần lượt hạ thủy từ làng nghề đóng sửa tàu thuyền Tân Phú để ra khơi bám biển, bảo vệ vững chắc ngư trường truyền thống. Nhiều thợ mộc giỏi đã dần có suy nghĩ tích cực hơn để vực dậy làng nghề truyền thống đóng tàu tưởng chừng như đang lụi tàn.

Trần Hữu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !