Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2)

Trong chuyến đi biển đánh ghẹ dài ngày với ngư dân Quảng Bình, chúng tôi được chứng kiến và biết thêm về nghề “cha truyền con nối” trong sử dụng ngư lưới cụ và cách ứng phó khi gặp sự cố trên biển.

Các ngư dân học nghề biển thông qua thực tế người đi trước truyền lại cho thế hệ sau trong những chuyến tàu ra khơi.

“Học” nghề trên biển

Trên con tàu đánh ghẹ QB91152TS ra khơi dài ngày có 10 lao động làm việc. Nhiều thuyền viên có tuổi “nghề” khá dày dạn, nhưng cũng có những lao động trẻ mới đi vài chuyến ra khơi. Đặc biệt, nhiều bạn thuyền xuất thân trong những gia đình không có ai theo nghề đánh bắt trên sông, trên biển. Trước khi trở thành một thuyền viên, nhiều người đã từng làm nhiều công việc khác nhau, nhưng cuối cùng họ theo và “học” nghề đánh ghẹ trên biển.

Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 1
Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 2

Các thuyền viên đang lao động đánh bắt ghẹ trên biển.

Thuyền viên Dương Văn Ý (sinh năm 1996) ngày trước cũng như nhiều đứa trẻ khác cùng quê chỉ học hết cấp 2 rồi theo người lớn đi biển.

“Học xong cấp 2, em theo ba đi đánh cá gần bờ. Thấy ba làm như thế nào thì mình cũng bắt chước làm theo, có gì ba bày vẽ thêm. Theo ba đi làm trên biển được mấy năm em xin anh Tình người cùng làng để theo tàu đi đánh ghẹ ngoài khơi.

Thời gian đầu chưa quen, sau vài chuyến đi biển thì ai cũng sử dụng thành thạo các ngư lưới cụ và quen với lịch trình đánh bắt. Thuyền nhỏ đánh bắt vùng lộng chủ yếu dùng sức, chứ các tàu cá thì được trang bị máy cẩu, máy tời hỗ trợ nên việc kéo lưới em cũng quen rồi thấy không còn mệt như những ngày đầu”.

Dù không phải con nhà ‘nòi” trong nghề đi biển, nhưng nhiều lao động đã làm quen và thích nghi với cuộc sống trên biển khơi. Trong số đó, anh Hoàng Tòn là một người đã trải qua rất nhiều công việc, kể cả đi nước ngoài làm việc. Nay anh Tòn là một trong những thuyền viên lão luyện trong đánh ghẹ của xã Bảo Ninh.

“Lúc đầu đi biển tôi bị say sóng liên tục, vào bờ thì bị say bờ. Phải học mọi công đoạn như làm mồi, xếp lưới, vá lưới, thả lưới hay trói ghẹ… Trong đó công việc “học” lâu nhất mới thành thạo chính là trói ghẹ, bởi ghẹ đánh lên liền thì phải dùng dây buộc càng lại để khi nuôi nhốt chung không kẹp làm chết hay gãy càng, chân con khác. Ghẹ trói không được chặt quá, không được lỏng, không làm gãy chân, gãy càng thì mới bán được giá. Khi trói mình xoay xở không nhanh là bị nó kẹp vào tay liền” anh Tòn nhớ lại ngày đầu đi biển.

Ngồi trên mạn tàu khâu những cái rớ (lưới bóng) bị rách trong chuyến thả trước, anh Hoàng Quang Tình, chủ tàu QB91152TS nhớ lại “ngày trước tôi đóng tàu máy chỉ có 105CV dùng để đánh cá, nhưng sau thấy lượng cá đánh bắt ngày một ít, nên bàn bạc với gia đình bán tàu rồi thế chấp sổ đỏ vay mượn tiền ngân hàng để đóng mới con tàu này. Tàu mới này đưa vào dùng năm 2013, công suất máy 500CV. Khi chuyển sang tàu mới, tôi cũng không đánh cá nữa mà chuyển sang đánh bắt ghẹ. Đánh ghẹ là một nghề mới hơn so với đánh cá, cũng khỏe khơn và giá bán cũng ổn định hơn”.

Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 3
Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 4

Buộc dây ghẹ, để không bị kẹp nhau gãy, chết khi nuôi nhốt chung

“Các lao động theo nghề biển được chủ tàu cho đi làm cùng phải đảm bảo 2 yếu tố sức khỏe, và không say sóng. Còn công việc, kinh nghiệm chưa có thì làm đến đâu học đến đó, lần đầu chưa quen thì nhiều lần sẽ thành thục. Đánh bắt hải sản là lao động tập thể, nên người đi sau học bắt chước người đi trước thôi” anh Tình kể về nghề.

Ngư dân không chỉ học về cách sử dụng ngư lưới cụ để đánh bắt, mà nhiều người còn biết việc lái tàu, sử dụng các thiết bị bộ đàm, các kênh liên lạc trên tàu, cũng như quan sát, đo khoảng cách tọa độ, vị trí tàu mình và các tàu khác trong vùng. Cần thiết phải học là cách nhìn thời tiết trên biển để biết thời tiết sắp tới, khi có mưa bão thì phải biết cách để ứng phó bảo vệ tính mạng và tài sản, cách tránh trú hay tiếp cận cứu hộ tàu bị nạn lúc nguy hiểm.

Trong buồng lái, những tiếng nói rẹt rẹt từ bộ đàm phát ra đều đặn. Anh lái tàu Hoàng Diên vừa nhìn màn hình định vị vừa trò chuyện “Công việc lái tàu chỉ có đi biển thì mới biết cách lái thôi. Tôi trước đây học để lấy chứng chỉ lái tàu công suất nhỏ, sau nâng cấp tàu công suất máy lớn hơn mình phải học lại.

Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 5

Các thuyền viên bỏ cá vào hộp nhựa để làm mồi nhủ đánh ghẹ.

Học mấy ngày để lấy chứng chỉ thôi, chứ ra biển thì ngư dân đều học hỏi nhau, biết được luật hàng hải, biết cách liên lạc, treo cờ hiệu hay tiếng còi hiệu khi vào tránh trú trên lãnh hải, lãnh thổ nước bạn… Nhiều thuyền viên đánh bắt hải sản không có chứng chỉ lái tàu, nhưng những va vấp thực tế nên họ nắm rất rõ những điều này”.

Vừa làm vừa thử nghiệm

Cuối ngày, khi các thuyền viên kéo mẻ lưới bắt ghẹ xong thì trời xâm xẩm. Chúng tôi ngồi quây lại trò chuyện chờ cơm tối dọn ra ăn. Qua tâm sự của thuyền trưởng tôi mới biết anh học nghề đánh bắt ghẹ cũng rất tình cờ “đầu năm 2012, trong một lần đang kéo lưới cá, vô tình mình kéo được một đoạn lưới bóng mắc vào. Lưới này dùng đánh hải sản tầng đáy, mà tàu cá Việt Nam chưa thấy sử dụng để đánh bắt ngoài xa. Tối thí nghiệm đưa lưới bóng ra đánh ghẹ ngoài khơi, rồi dần dần cũng quen. Giờ các chủ tàu khác học theo và hình thành đội tàu đánh bắt ghẹ như bây giờ”.

Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 6

Vá lưới bị thủng.

Khi có lưới rồi thì việc thả lưới chưa quen. Đến lúc kéo lưới lên thì khó khăn, bởi ròng rọc dùng cho kéo lưới cá không thể kéo lưới bóng được, vì các bóng lưới bị quấn vào ròng rọc. mấy chuyến biển đầu tiên bị lỗ vốn tiền dầu. Sau đó về bờ, các ngư dân liên hệ bạn bè trong Quảng Ngãi hỏi han rồi làm theo là mắc bóng lưới vào dây nhánh phụ 4m, còn máy tời cứ kéo dây lưới; khi dây phụ được kéo lên gần ròng rọc thì thuyền viên tóm lấy để khỏi mắc lưới vào ròng rọc” anh Tình kể chuyện.

Ngoài việc học sử dụng các ngư lưới cụ, thì các thuyền viên trên tàu cá cũng học nhau thành thạo việc sửa chữa máy móc trên tàu. Bởi thực tế, các tàu cá của mình chủ yếu mua máy thải của nước ngoài đã khá cũ. Giá máy cũ giá rẻ đến 50-60% so với máy mới nhưng cũng hay bị hư hỏng, những người đi tàu ngoài việc đánh bắt hải sản, nhiều người cũng dần quen với công việc sửa chữa máy móc của tàu dù mỗi tàu đều có một thợ máy được đào tạo.

Không riêng trên tàu của anh Tình, mà trên các con tàu đánh ghẹ, đánh cá khác, các lao động trên tàu đang học hỏi lẫn nhau để trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng trong việc sử dụng ngư lưới cụ. Những thuyền viên có thâm niên “tuổi” nghề cao được hun đúc qua thực tiễn vẫn hằng ngày “truyền dạy” cho thế hệ đi sau. Các ngư dân học hỏi từ nhau, đánh bắt lần theo từ gần bờ rồi tiến ra khơi, từ nhỏ tới lớn.

Những lớp truyền nghề trong chuyến ra khơi (bài 2) - ảnh 7

Một thuyền viên trẻ đang quan sát để “học” các sữa máy móc trên tàu.

Ngoài kinh nghiệm tự đúc kết trong các chuyến đánh bắt ra, các thì các ngư dân hầu như không được học, dạy phổ biến, tập huấn trang bị các kiến thức áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến trong đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, hiểu biết của ngư dân về đặc điểm sinh học các loài hải sản bằng kinh nghiệm vì thế chưa chưa đầy đủ nên hiệu quả đánh bắt và sản lượng khai thác chưa được nâng cao, đời sống ngư dân vẫn đang còn gặp khó khăn.

(còn tiếp)

Liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung tháng 4/2016, tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Tổng thiệt hại của Quảng Bình theo Quyết định 1880 ngày 29-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng là hơn 2.138 tỷ đồng. Trong đó, khai thác thủy sản hơn 1.171 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản gần 320 tỷ đồng; sản xuất muối hơn 18 tỷ đồng; hơn 26.670 lao động trực tiếp bị thiệt hại hơn 442 tỷ đồng; gần 10.670 lao động gián tiếp hơn 186 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 56/62 xã, phường có quyết định phê duyệt đối tượng, kinh phí thiệt hại với tổng số tiền phê duyệt bồi thường 1.952,4 tỷ đống, đạt 84% so với kê khai ban đầu. Tỉnh đã thực hiện chi trả 1.763,6 tỷ đồng, đạt 95% so với tổng số tiền Trung ương cấp tạm ứng cho tỉnh.

Trong muôn vàn khó khăn ấy, nhiều ngư dân Quảng Bình vẫn kiên cường bám biển, bám ngư trường để hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản.

Những ngư dân kiên gan không chỉ lao động mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió, mà họ là những nhân tố góp phần bảo vệ ngư trường đánh bắt cá truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Nhóm phóng viên Infonet đã có cuộc hành trình trên tàu số hiệu QB91152TS của ngư dân Hoáng Quang Tình ở xã Hải Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) trong chuyến ra khơi từ ngày 14/2-21/2 lênh đênh trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, để tận mắt chứng kiến, thấu hiểu công việc hàng ngày của các thuyền viên đánh ghẹ trên biển cả bao la. 

Thanh Hà - Hà Vy

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !