Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa

Một người vợ lính đảo tâm sự: “Nhớ lắm anh ạ, nhất là con bé nhà em, nó nhớ mãi lúc chia tay với bố, nó vẫn khóc đòi em đưa ra cảng để chào bố”.
LTS: Trong dịp công tác tới quần đảo Trường Sa, PV Hồng Chuyên đã kịp ghi lại những khoảnh khắc quý giá về cảnh vật và con người miền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Báo điện tử Infonet xin giới thiệu với bạn đọc loạt phóng sự "Đến Trường Sa đầu mùa bão tố".
Khắc khoải chờ mong ngày hội ngộ

Sau hai ngày phiêu lãng êm đềm trên biển xanh, sóng bắt đầu nổi lên nhưng trời vẫn nắng nóng. Căn phòng chừng 8m2, điều hòa gần như không hoạt động, 8 người ngủ vật vã khiến cái cảm giác “thiên đường” đã nhòa dần, thay vào đó là mong muốn được gặp người thân đốt cháy tâm trí.

Những thân nhân ra thăm lính đảo tràn ra mạn tàu nhìn ngắm nước bốn bề, thỉnh thoảng mới xuất hiện vài con tàu viễn dương xa xa. Ở vùng giữa Trường Sa và đất liền thường có ít tàu cá đánh bắt.

Là một trong những người vợ mong mỏi gặp chồng, chị Trần Thị Kiều Hạnh, sinh năm 1987, có vóc dáng nhỏ nhắn hay đứng thơ thẩn nhìn ra biển. Hạnh kể: “Em người Cần Thơ, lấy chồng được gần 2 năm. Lấy nhau được 10 ngày thì chồng đi công tác Trường Sa. Từ đó đến nay, chúng em chỉ gặp nhau trên điện thoại”.

Hai năm lấy chồng, họ vẫn chưa có con, Hạnh vẫn đang sống cùng gia đình chồng. Điểm mặt trên tàu cũng có vài người vợ vừa cưới xong thì chồng đi công tác Trường Sa, họ chưa có đủ thời gian để hoàn thành nghĩa vụ “tuyển quân cho gia đình” (cánh hải quân vẫn đùa khi nói về những người vợ chưa có con ra thăm đảo).

Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa - ảnh 1
Trần Thị Kiều Hạnh háo hức chuẩn bị hành lý để gặp chồng ở đảo Song Tử Tây. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Thể hiện như một người mạnh mẽ nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Thắng, sinh năm 1987, quê Nghệ An, cũng không giấu nổi nỗi nhớ chồng.

Chị kể bằng giọng trầm buồn: “Nhớ lắm anh ạ, nhất là con bé nhà em, nó nhớ mãi lúc chia tay với bố, nó vẫn khóc đòi em đưa ra cảng để chào bố”. Dường như, người mẹ trẻ đang dùng chuyện của con để nói hộ lòng mình.

Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa - ảnh 2

Nguyễn Thị Hồng Thắng đăm đăm nhìn ra biển mong giây phút gặp chồng. (Ảnh: Hồng Chuyên)
Trước đó, đêm giao lưu văn nghệ trên boong tàu (đêm thứ 2 trên biển) trong tiếng nhạc vui, tiếng sóng biển rì rào có thể làm nguôi quên nỗi nhớ nhà và mong ngóng gặp người thân của những người thân lính đảo.
8h tối, Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình cầu truyền hình với Trường Sa. Được nhìn thấy gia đình người liệt sĩ Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng tàu HQ 604, trong trận chiến Gạc Ma năm 1988, được nghe tâm sự của vợ chồng người lính đảo hôm nay, khóe mắt những thân nhân lại nhòa lệ. Ai cũng có thể dễ dàng đọc được niềm mong ước gặp người thân trên khuôn mặt của họ.

Bởi những niềm riêng ấy mà chuyến đi này với những người vợ xa chồng lâu ngày, những người vợ mới cưới, những người mẹ lần đầu tiên xa con... trở nên vô cùng có ý nghĩa. Dường như thấu hiểu những điều đó, hàng năm, Hải quân Việt Nam vẫn tổ chức chuyến đi thăm thân nhân để phần nào chia sẻ những tâm tư của người lính đảo và những người vợ lính đảo vò võ ở nhà.

Nhưng không phải chuyến đi nào họ cũng có thể sắp xếp được để ra thăm chồng nên thời gian xa nhau cứ thế mà dài hơn...

Vỡ òa cảm xúc yêu thương

Tàu vừa đến vùng phủ sóng điện thoại của đảo Song Tử Tây, những thân nhân ào ra boong, ra mạn thuyền để gọi điện thoại cho người thân sau khoảng 2 ngày “thuê bao quý khách không liên lạc được”. Đảo Song Tử Tây là điểm dừng chân đầu tiên sau hành trình 70 giờ trên biển.

Ở đây, cánh phóng viên chúng tôi được tác nghiệp nhiều nhất nên có thời gian được chứng kiến những cuộc gặp mặt đầy xúc động. Có những cái ôm nồng ấm khát khao sau bao ngày xa cách. Có những cái nhìn đắm đuối cho thỏa nỗi nhớ mong. Có những nụ hôn cháy rát yêu thương. Chỉ có thể là người lính đảo, chỉ có thể là thân nhân của họ mọi thấu hiểu sự mong mỏi gặp mặt người thân như thế nào.

Vừa gặp chồng, chị Phạm Hồng Liên (quê Quảng Ninh) đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc. Chị đã khóc, khóc cùng khuôn mặt tươi tắn, khóc cùng nụ cười sung sướng. Khi lên tàu chị vẫn ngượng nghịu vì không thể giấu được cảm xúc của mình. Chồng chị là thượng tá, sĩ quan nên thời gian công tác trên đảo thường dài, và nỗi nhớ, niềm hạnh phúc phải chăng vì thế mà nhân đôi.

Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa - ảnh 3
Chị Phạm Hồng Liên khóc khi gặp chồng. (Ảnh: Hồng Chuyên)
Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa - ảnh 4
Hạnh phúc trên khuôn mặt vợ chồng người lính đảo. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Sau những cái ôm hôn, tay bắt mặt mừng, đêm trên đảo Song Tử Tây, thời tiết nóng bức, điện “sạch” dùng cho sinh hoạt chốc chốc lại tắt. Ở tầng một nhà khách của đảo, chúng tôi mở toang cửa sổ không chấn song, ngủ một cách ngon lành.

Thực tế thì nhà nào trên đảo cũng mở cửa khi đi ngủ. Có lẽ, chỉ có ở Trường Sa mới đi ngủ không cần đóng cửa như thế. Có một cảm giác yên bình giữa nơi bão tố, nơi mà kẻ địch vẫn nhăm nhe từng ngày, từng giờ...

Chúng tôi rời Song Tử Tây khi trời vừa tang tảng sáng nhưng các anh lính đảo đã thức dậy từ khi nào, đã thấy những bước chân quên mệt mỏi từ đêm, đã thấy tiếng chổi quét đường khua rộn rã.

Từ lúc ở đất liền, chúng tôi ấn tượng mãi món quà của chị Nguyễn Thị Hằng (quê Quảng Bình) thăm chồng ở đảo Cô Lin. Món quà đó là một can nhựa 20 lít chứa đầy cà muối. Chị Hằng chia sẻ: “Cà ướp này do chính tay chị ướp. Tất cả các anh trên đảo đều rất thích. Nhất là cà muối chấm mắm tôm. Hôm chị ở trên đó, các anh chỉ dám ăn bữa đầu, còn để dành cho bữa sau”.

Chúng tôi còn được nghe câu chuyện xúc động về chị, một người phụ nữ đảm đang nhưng cũng rất cương quyết. Đang ở quê nhà, chị Hằng dắt theo con lên Cam Ranh, ba mẹ con thuê nhà buôn bán lặt vặt để được gần chồng hơn.

Dù không được gần chồng như những người phụ nữ khác nhưng ở đây, chị thấy ít ra mỗi chuyến tàu về, mỗi khi đồng đội về chị còn được hỏi thăm về anh, mỗi khi anh về phép, có dịp về đất liền công tác hay vì những lý do khác, chị còn được gặp anh... 

Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa - ảnh 5
Hai vợ chồng chị Hằng gặp nhau trên Đảo Cô Lin vào ngày biển động. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Còn rất nhiều những cuộc gặp gỡ như thế, mỗi một cuộc gặp đều mang trong mình những câu chuyện rất đời thường, giản dị mà xúc động. Có tiếng khóc, có tiếng cười, nhưng ai cũng nhận thấy đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ai cũng nhận ra sự thèm khát được thấy vợ con như thế nào trong mắt người lính đảo.

Điều này cũng được thủy thủ, đại úy Trần Văn Quân chia sẻ trên cabin tàu: “Từng ở trên đảo, giờ lại đang lái con tàu làm cầu nối giữa đảo và đất liền, tôi thấy, cuộc sống trên đảo của lính đảo giờ đã được cải thiện rất nhiều. Anh em chúng tôi chỉ mong ước Nhà nước đưa mạng 3G ra ngoài đảo để thỉnh thoảng chúng tôi chat video với vợ con ở đất liền cho đỡ nhớ”.

Mong ước giản dị của các anh làm tôi bùng lên một ước mơ khác về những chuyến du lịch Trường Sa, những chuyến bay dày hơn giữa đất liền và hải đảo... để lời bài hát “Không xa đâu Trường Sa” trở thành hiện thực.

Kỳ 2: Lấp lánh nụ cười Trường Sa

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !