Những con số ấn tượng trong phát triển kinh tế biển Việt Nam

Sau triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến 2020, phát triển kinh tế biển và ven biển chiếm 50% tổng GDP cả nước. Trong đó, GDP từ các hoạt động kinh tế trên biển đóng góp khoảng 13% GDP cả nước.

Theo số liệu tại các niên giám thống kê tại các địa phương, đóng góp cho GDP cả nước từ 28 tỉnh ven biển trực thuộc Trung ương ước tính là 53,5% (2013). Tuy nhiên, mức đóng góp này dường như đang giảm dần khi năm 2010 là 56,4%, năm 2011 là 55,2%, 2012 là 54,5%.

Nếu tính cho toàn bộ dân số 28 tỉnh thành ven biển thì mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.035 USD.

Tốc độ tăng trưởng GDP của 28 tỉnh (2011 - 2013)

Tuy nhiên, nếu xét theo tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011 – 2013 tốc độ tăng trưởng phần lớn các địa phương ven biển có mức trung bình cao hơn cả nước, tốc độ cao nhất đạt 12,2%. Điều đó cho thấy các địa phương ven biển có mức đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế trong giai đoạn gần đây. Nhận định trên thống nhất với các kết quả đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Trước khi thông qua Chiến lược (năm 2007) ước tính GDP của kinh tế biển và ven biển Việt Nam năm 20056 chiếm khoảng 48% GDP của cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển chiếm 22% và của Kinh tế biến và ven biển chiếm 44% GDP của ngành nông nghiệp toàn quốc, ngành công nghiệp chiếm 57% vfa ngành dịch vụ chiếm 40%.

Sau triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến 2020, phát triển kinh tế biển và ven biển chiếm 50% tổng GDP cả nước. Trong đó, GDP từ các hoạt động kinh tế trên biển đóng góp khoảng 13% GDP cả nước và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến biển đóng góp khoảng 5% GDP cả nước.

Điểm đáng lưu ý là tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước từ hoạt động kinh tế biển có chiều hướng giảm, từ 22% (năm 2005) xuống còn 18% (năm 2013) do có sự sụt giảm trong đó có đóng góp của ngành dầu khí và ngành hàng hải.

Ngược lại, tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước từ các hoạt động kinh tế ở dải ven biển lại có chiều hướng tăng dần từ 26% vào năm 2005 lên 32% vào năm 2013. Điều này lí giải tại sao một số ngành kinh tế biển như dầu khí, hàng hải lại có sự sụt giảm về đóng góp cho tăng trưởng nhưng tỷ trọng đóng góp GDP cả nước từ kinh tế biển và ven biển vẫn có chiều hướng tăng.

Về khai thác và chế biến dầu khí trên biển: Năm 1986 Việt Nam bắt đầu tổ chức khai thác dầu khí trên quy mô công nghiệp tại mỏ Bạch Hổ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành dầu khí Việt Nam. Ngoài những mỏ trước đây đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác, năm 2016 đã phát hiện 4 lô dầu khí mới là Thái Bình, Bạch Long, Hải Chim Trăng, Chim Sáo và phát hiện thêm 1 lô ở Darma (Malaysia). Trong giai đoạn năm 2001 – 2005, Việt Nam đã khai thác được 111 triệu tấn quy dầu, trong đó khí tự nhiên đạt hơn 20 tỷ mét khối.

Sau khi có Nghị quyết 09-NQ/TW, ngành dầu khí đã triển khai thăm dò và phát hiện được nhiều bể trầm tích có triển vọng khai thác dầu và khí tự nhiên trên vùng biển và thềm lục địa nước ta, với tổng trữ lượng khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi.

Giai đoạn 2006 – 201, ngành dầu khí đã phát hiện thêm hơn 25 lô dầu khí mới tập trung ở các bể trầm tích thuộc thềm lục địa Việt Nam. Ngoài ra còn tìm thấy 9 lô dầu khí ở vùng biển Malaysia.

Trong vùng biển Việt Nam cũng đã phát hiện hơn 25 khu vực có khả năng tồn tại trữ lượng lớn khí băng cháy. Thông qua đó đã đưa vào khai thác một số mỏ dầu, khí mới đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến dầu khí như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy đạm Phú Mỹ, sản xuất điện nhiên liệu khí.

Năm 2005, tổng sản lượng dầu thô khai thác đạt 18,5 triệu tấn, khí tự nhiên khoảng 6.400 triệu mét khối, đến năm 2013 đạt tương ứng 17 triệu tấn và 9.751 triệu mét khối khí. Từ năm 2006 đến 2013 tỷ lệ giữa sản lượng dầu khô xuất khẩu với sản lượng dầu khô khai thác có chiều hướng giảm từ 98% năm 2006 xuống còn khoảng 50% năm 2013 và tổng sản lượng khai thác dầu khô của Việt Nam đạt trên 111 triệu tấn và sản lượng khí khai thác đạt gần 60 triệu mét khối.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !