Những biến động ở Trung Đông và châu Âu có ‘làm khó’ ông Putin?

Những biến động trong vấn đề Syria, Iran và Belarus hiện nay cho thấy, Nga đang thực sự “gặp khó” trước Mỹ và EU.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các biến động lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chính sách của ông Putin, như vấn đề Syria, Iran và Belarus. Nhiều phân tích cho rằng, một “cơn bão” đang dần hình thành, và thời gian tới đây sẽ là dịp để kiểm nghiệm những bước đi độc đáo của ông Putin để phá vỡ thế bế tắc này.

Tại Syria, hôm 18/8, Thiếu tướng Vyacheslav Gladkikh, phó chỉ huy quân đoàn hiệp đồng binh chủng 36 thuộc Quân khu phía Đông của Nga, chỉ huy lực lượng phòng thủ thị trấn Al-Mayadin Taysar Az-Zahir và là cố vấn quân sự cấp cao của Nga ở Syria cùng 4 cấp dưới cũng thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom tự chế cài vệ đường sau khi thực hiện một sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo ở Deir ez-Zor, miền đông Syria.

{keywords}
Thiếu tướng Vyacheslav Gladkikh hy sinh ở Syria hôm 18/8. Nguồn: Sina.

Ông Alexei Leonkov, chuyên gia quân sự, tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc (Nga) cho rằng, đây không phải là sự cố ngoài ý muốn, mà là một cuộc tấn công có chủ đích đã được lên kế hoạch từ trước nhằm vào Quân đội Nga ở Syria. vụ tấn công này nhiều khả năng có liên quan đến Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Còn nhà sử học quân sự Nga Yuri Dmitriev thì cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây đang chi phối các tổ chức khủng bố ở Syria. Trong đó, các nhân viên CIA thời gian qua đã tăng cường các hoạt động bí mật ở địa phương và thường xuyên khuyến khích những tay súng phiến quân đặt mìn trong các khu vực tuần tra của Quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyên gia quân sự Nga Victor Baranets cũng nhấn mạnh rằng, những kẻ tấn công rõ ràng đã nắm được đường đi nước bước của các tướng lĩnh Nga, đó có thể là những “tay trong” người Syria, hoặc các chuyên gia tình báo Mỹ tham gia vụ tấn công khủng bố vừa qua.

Rõ ràng, bất kể là thế lực nào đã làm điều này, dù là lực lượng phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd hay Israel, thì “người đứng sau” chắc chắn liên quan đến Mỹ. Điều mà thế giới không ngờ là đã 4 ngày trôi qua kể từ ngày thiếu tướng Vyacheslav Gladkikh bị ám sát, Tổng thống Putin vẫn chưa đưa ra bất kỳ ý kiến nào về điều này.

Nhưng điều chắc chắn là, với chiến lược “ăn miếng trả miếng” của Nga, thì việc có hành động đáp trả chỉ là vấn đề thời gian. Nguyên nhân khiến ông Putin chưa bày tỏ quan điểm về vấn đề này cũng liên quan đến nhiều vấn đề nan giải mà Nga đang gặp phải.

{keywords}
Mỹ kiên quyết trừng phạt Iran bất chấp Liên hợp quốc và Nga. Nguồn: Sina.

Ngoài vấn đề ở Syria, thì ông Putin cũng đang “đau đầu” với vấn đề Iran và Belarus, 2 vấn đề này tiếp tục liên quan trực tiếp đến Mỹ. Hôm 20/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới New York gửi thư yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khởi động cơ chế "tự động nối lại" (snapback) các biện pháp trừng phạt lên Iran với cáo buộc nước này vi phạm một số điều khoản của Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).

Việc kích hoạt "snapback" được coi là động thái quyết liệt nhất của Mỹ nhằm trừng phạt Iran tới cùng, sau khi Hội đồng Bảo an khước từ đề xuất gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Tehran do Mỹ đưa ra. Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Mỹ có quyền phủ quyết bất cứ nghị quyết nới cấm vận nào với Iran, khiến không ai có thể cản được cơ chế trừng phạt "snapback".

Ngoại trưởng Mỹ cũng mạnh mẽ cảnh báo Nga và Trung Quốc không can thiệp vào hành động này của Washington, nếu không cả Moscow và Bắc Kinh sẽ tiếp tục phải chịu những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.

Việc Mỹ công khai vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và đơn phương áp đặt lệnh cấm Iran, trong đó có việc mua vũ khí tiên tiến của Nga, có nghĩa là Mỹ và Nga có thể xảy ra xung đột kịch liệt về vấn đề này. Trong những năm gần đây, trụ cột kinh tế của Nga là xuất khẩu vũ khí và năng lượng, và Iran là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Vào thời điểm nền kinh tế Nga không mấy lạc quan, ông Putin chắc chắn sẽ không đồng ý với các lệnh trừng phạt chống lại Iran của Nhà Trắng.

{keywords}
Tình hình ở Belarus đang tạo ra nhiều khó khăn cho ông Putin. Nguồn: Sina.

Tuy nhiên, hiện tại, thì nỗi lo lớn nhất của Tổng thống Putin phải là tình hình hỗn loạn ở Belarus. Ngày 18/8, để giúp Tổng thống Belarus Lukashenko vượt qua khó khăn, ông Putin đã lần lượt gọi điện thảo luận với Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp, đề nghị EU không nên gây áp lực với Lukashenko và chính phủ Belarus. Tuy nhiên, tuyên bố hôm 19/8 của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho thấy những nỗ lực của ông Putin đã thất bại.

Sau một cuộc họp trực tuyến đặc biệt gồm lãnh đạo các nước thành viên của EU về tình hình Belarus hôm 19/8, Chủ tịch Charles Michel tuyên bố, EU không công nhận chức vụ tổng thống của ông Lukashenko vì cho rằng cuộc bầu cử vào ngày 14/8 không công bằng. "EU sẽ đoàn kết với người dân Belarus và chúng tôi không chấp nhận việc miễn trừ hình phạt. Người dân có quyền tự do bầu chọn lãnh đạo của họ", ông Michel tuyên bố.

Là cửa ngõ quan trọng vào Nga, nếu Belarus có cuộc cách mạng màu hoặc trở thành Ukraine thứ hai, Nga sẽ mất đi rào cản cuối cùng. Kể từ đó, Moscow sẽ đối đầu trực tiếp với NATO.  So với Nga, nước có ít đồng minh và nền kinh tế yếu kém, rõ ràng Mỹ có nhiều quân bài hơn, và Tổng thống Putin dường như khó có thể đối đầu.

Tình hình thế giới đang đứng trước những biến động chưa từng có, không chắc liệu Tổng thống Putin cuối cùng có hoàn thành kế hoạch “đi ngang” ở Đông Âu và Trung Đông hay không và hãy cùng chờ xem Putin sẽ hành động như thế nào.

Vị tướng thứ hai thiệt mạng ở Syria, chuyên gia Nga nói gì?

Vị tướng thứ hai thiệt mạng ở Syria, chuyên gia Nga nói gì?

Sau cái chết của tướng Nga ở Syria hôm 18/8, nhiều chuyên gia của Moscow đã chỉ ra những điểm bất thường và nghi ngờ Mỹ đứng sau hành động này.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !