Tình hình ở Belarus ‘đe dọa’ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Tờ South China Morning Post (SCMP) viết, các cuộc đình công và biểu tình ở Belarus có thể phá vỡ kế hoạch đẩy mạnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Ba Lan lấy làm tiếc khi EU đứng về phía Gazprom trong dự án Nord Stream 2

Ba Lan lấy làm tiếc khi EU đứng về phía Gazprom trong dự án Nord Stream 2

Kênh TVP Info của Ba Lan đưa tin, chính phủ nước này cho rằng việc xây dựng dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chắc chắn là bằng chứng cho thấy sự thiếu đoàn kết của châu Âu.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, Minsk không có Tổng thống Alexander Lukashenko là bất lợi đối với Trung Quốc - một chế độ mới tiềm năng, dù là thân phương Tây hay thân Nga cũng khó có thể hợp tác với Trung Quốc trong cùng một quy mô.

Theo SCMP, các cuộc biểu tình do phản đối kết quả bầu cử tổng thống ở Belarus có thể cản trở kế hoạch phát triển Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Phong trào phản đối hàng loạt của người dân trên khắp Belarus vào ngày 9/8 diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống, theo đó, lần thứ sáu đương kim tổng thống Belarus Alexander Lukashenko giành chiến thắng. Theo số liệu của Ủy ban bầu cử trung ương, ông Lukashenko đã giành được 80,1% số phiếu bầu. Trong những ngày đầu, các cuộc biểu tình đã bị lực lượng an ninh trấn áp bằng hơi cay, vòi rồng, lựu đạn gây choáng, đạn cao su. Sau đó, các cơ quan thực thi pháp luật được lệnh ngừng giải tán các cuộc biểu tình và không sử dụng vũ lực.

{keywords}
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. (Ảnh: Reuters)

Theo số liệu chính thức, hơn 6,7 nghìn người đã bị bắt giữ trong những ngày đầu tiên. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Belarus, hàng trăm người bị thương trong cuộc bạo động, trong đó có hơn 120 nhân viên cảnh sát. Theo Bộ Y tế Belarus, 2 người biểu tình đã thiệt mạng.

Theo các nhà phân tích, việc vị thế của Tổng thống Alexander Lukashenko bị lung lay do cử tri Belarus cáo buộc gian lận kiểm phiếu có thể gây ra môi trường bất lợi cho đầu tư của Trung Quốc.

Nhà khoa học chính trị và phó giáo sư tại Đại học Na Uy Mark Lanteni nhận định: “Nếu xuất hiện sự thay đổi trong chính phủ và phe đối lập lên nắm quyền thì điều này có thể trở thành vấn đề bất lợi đối với các dự án Vành đai và Con đường ở Belarus, đặc biệt nếu chính phủ mới bắt đầu nghiêng về phương Tây nhiều hơn”.

SCMP cho biết, sự hiện diện kinh tế của Bắc Kinh ở Belarus đã mở rộng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nỗ lực để gia tăng ảnh hưởng ở Âu-Á và ông Lukashenko muốn xích lại gần Trung Quốc hơn để vô hiệu hóa sự phụ thuộc vào Nga.

Mới đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là một trong những người đầu tiên chúc mừng Tổng thống Belarus về chiến thắng trong cuộc bầu cử, và các phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc hầu hết “im lặng” về các cuộc biểu tình trên lãnh thổ của đối tác chiến lược.

“Belarus là một phần quan trọng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Trung Quốc coi đây là “cơ hội tiềm năng” để tiếp cận các nước Baltic và Đông Âu. Bắc Kinh đã hợp tác rất tích cực với chính phủ Belarus về các dự án sẽ được đưa vào sáng kiến này”, ông Lanteni nói.

Được biết, một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Trung Quốc tại Belarus là khu công nghiệp Veliky Kamen nằm cách Minsk 25 km. Khu công nghiệp này trị giá 2 tỉ USD. Ông Tập Cận Bình từng gọi đây là “hòn ngọc” của đoạn trên bờ của Con đường Tơ lụa mới đang được tạo ra theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Theo SCMP, năm 2019, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Belarus đã tăng lên 450,3 triệu USD, dù ít hơn nhiều so với những gì Nga đang đầu tư vào nước láng giềng lên tới 4,5 tỉ USD. Ngoài ra, vào năm 2016, Bắc Kinh đã đồng ý “cung cấp” cho Minsk 7 tỉ USD thông qua hạn mức tín dụng.

{keywords}
Cuộc đình công ở Belarus ‘đe dọa’ các Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. (Ảnh: Sputnik)

Trong số các nhà lãnh đạo châu Âu, ông Lukashenko là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 58% so với năm 2018.

Theo các nhà phân tích, Minsk cần có quan hệ đối tác với Trung Quốc vì quan hệ kinh tế với đối tác chính của Belarus là Nga thường dựa trên các điều khoản của Moscow, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của Nga, ông Lukashenko sẽ có thể khó duy trì “nền kinh tế kiểu Liên Xô”.

“Trong hầu hết nhiệm kỳ tổng thống, ông Lukashenko đã cố gắng duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Nga và các đối tác khác nhằm nỗ lực duy trì độc lập. Belarus đã “cố tình” quay sang Trung Quốc như một giải pháp thay thế cho sự phụ thuộc vào Nga”, ông Cyrus Giles, chuyên gia cao cấp về chương trình Nghiên cứu Nga và Á-Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh Chatham House nhận định.

Theo ông Giles, Bắc Kinh là “đối tác đầu tư ít đe dọa hơn đối với Minsk, vì tiền từ Trung Quốc ít có khả năng kéo theo các “xâm phạm chủ quyền” của nước này.

Cũng theo ông Madina Khrustaleva, một chuyên gia từ tổ chức tư vấn TS Lombard có trụ sở tại London nhấn mạnh, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nhiều quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết có thể được coi là nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng ở nơi vốn được coi là "sân sau của Nga”. Nhưng các cuộc biểu tình và đình công đang diễn ra có thể khiến tất cả các dự án đầu tư bị đình trệ.

Ngoài ra, ông Giles lưu ý rằng, có khả năng chính Moscow sẽ quyết định can thiệp và góp phần thiết lập một “chế độ dễ chịu hơn” nhằm ngăn chặn sự chuyển đổi của Minsk dưới ảnh hưởng của phương Tây, điều này cũng sẽ cản trở đáng kể bước tiến của Bắc Kinh tại Belarus.

Mới đây, Tổng thống Alexander Lukashenko đã phê chuẩn thành phần chính phủ mới của Belarus. Cụ thể, Tổng thống đã giữ nguyên ông Roman Golovchenko ở chức vụ Thủ tướng. Trong trường hợp này, ứng cử viên vẫn cần phải được hạ viện thông qua.

Đồng thời, tất cả các thành viên trong nội các vẫn nguyên giữ chức vụ của mình, mặc dù chính phủ từ chức trước đó vài ngày. Việc bổ nhiệm thành phần của chính phủ mới sau cuộc bầu cử tổng thống được quy định trong Hiến pháp Belarus.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !