Những bệnh nhân Covid-19 'đặc biệt' thích trèo tường, bỏ trốn, nhảy lầu... khiến bác sĩ bối rối

Không đeo khẩu trang, không chịu nằm yên thở oxy, trèo tường bỏ trốn, nhảy lầu… là những hành vi mất kiểm soát của bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 khiến nhiều lần bác sĩ cũng phải thót tim.

Với bệnh nhân Covid-19 mắc kèm các triệu chứng tâm thần là khó khăn khó lường với nhân viên y tế.

Tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Thủ Đức TP.HCM, các bác sĩ tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Covid-19 mắc tâm thần. Với một bệnh nhân 44 tuổi, quá trình điều trị có nhiều tình huống khiến y bác sĩ bối rối.

Bệnh nhân thường xuyên lang thang trong khu vực cách ly dù đã được các nhân viên y tế nhắc nhở nhiều lần. Và chỉ sau 11 giờ nhập viện, không hiểu bằng cách nào mà người này đã vượt qua "hàng rào an ninh", trèo tường rào trốn về quận Tân Phú... thăm gia đình.

Hay tại BV Dã chiến huyện Bình Chánh cũng tiếp nhận hàng chục bệnh nhân Covid-19 bị tâm thần. Bệnh nhân Covid-19 mắc tâm thần họ thường không hợp tác với y bác sĩ. Người thì kiên quyết không đeo khẩu trang, không uống thuốc, phá phách thậm chí nhảy lầu.

Có bệnh nhân trong lúc bác sĩ đang ăn họ đã leo lên tầng hai và nhảy xuống đất. Bác sĩ vội vàng bỏ lại bữa ăn đi băng bó vết thương cho bệnh nhân và chuyển đi cấp cứu.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển – Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM  cho biết, từ đầu tháng 7/2021 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận gần 100 trường hợp có vấn đề tâm thần cần nhập viện và đã có một số trường hợp xuất viện. Ngoài ra, Bệnh viện cũng đã hội chẩn hơn 100 lượt tại các bệnh viện dã chiến điều trị Covid–19 trong thành phố.

{keywords}
BS Huỳnh Thanh Hiển (áo xanh) tại khoa Covid-19 BV Tâm thần TP.HCM. 

Theo bác sĩ Hiển, thời gian qua dịch bệnh kéo dài cộng thêm thời gian giãn cách nên nhiều người có hiện tượng trầm cảm nhưng không biết. Khi mắc thêm Covid-19 lo lắng đã gây ra những rối loạn tâm thần nặng. Ngoài ra, những bệnh nhân tâm thần còn gồm cả những người có tiền sử trầm cảm, rối loạn lo âu,… đã được điều trị ổn định, bỗng nhiên tái phát bệnh khi bản thân hoặc gia đình mắc Covid-19.

Trước một stress quá lớn họ trở nên kích động, la hét, đập phá và bỏ chạy ra khỏi khu cách ly.

Nỗi lo khi điều trị Covid-19 cho bệnh tâm thần đó là người bệnh không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước bệnh tật, do đó nhân viên y tế ngoài chăm sóc còn phải làm "bảo mẫu" cho ăn, tắm, giặt, vì vậy nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Đặc biệt theo bác sĩ Hiển còn có những người hoàn toàn bình thường nhưng trước một biến cố quá lớn như mất cùng lúc nhiều người thân, bản thân mắc Covid-19, cuộc sống cách ly, giãn cách quá ngột ngạt dẫn đến tâm thần.

Ông chia sẻ từng nhận được cuộc gọi về trường hợp một bà mẹ đơn thân đang chăm sóc cha mẹ mắc Covid-19 cùng con nhỏ. Chỉ một thời gian ngắn cô ấy rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, khóc suốt ngày. “Nói vậy để thấy rằng khi đối diện với Covid-19, trước sức ép và sự mất mát quá lớn thì người thần kinh vững cũng có thể bị rối loạn tâm thần”.

Do đó với F0 bị bệnh tâm thần vẫn phải ưu tiên điều trị Covid-19 như những bệnh nhân khác, song song với việc điều trị các rối loạn về tâm thần và giám sát, tránh để bệnh nhân kích động gây nguy hiểm cho chính bản thân và người xung quanh. Điều bác sĩ lo lắng nhất đó là người bệnh có hành vi tự sát. Vì vậy, bác sĩ thường xuyên phải trò chuyện để tìm hiểu bệnh nhân nhiều hơn, theo dõi kỹ, sát sao hơn để tránh các tình trạng đáng tiếc.

Tính đến ngày 18/9, số ca F0 đang cách ly điều trị tại nhà là 47.485 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 23.379 người. Số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 41.152 người. Số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 7.615 người, chiếm tỉ lệ 18.5% so với tổng ca đang nằm viện, chiếm tỉ lệ 6.8 % so với tổng số F0. Số trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm đang điều trị là 3.366 người. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 353 người.

Số trường hợp xuất viện trong ngày là 2.270 người, tổng số ca xuất viện cộng dồn là 166.564 người. Số ca tử vong trong ngày là 165 người.

K.Chi  

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Đang cập nhật dữ liệu !