Nhu cầu thực phẩm tại các tỉnh miền Tây vẫn cao, giá tăng từ 5-10%

Tại một số tỉnh miền Tây như Cần Thơ, An Giang... lượng khách mua sắm tại siêu thị ngày hôm nay (15/7) đã giảm so với các ngày trước. Nhóm hàng rau củ, quả, thịt cá vẫn trong tình trạng nhu cầu cao, giá tăng từ 5-10%.

Tại Thành phố Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ có nguy cơ thiếu hàng tại siêu thị, không đáp ứng được nhu cầu của người dân do các kho trung chuyển của các hệ thống bán lẻ ở miền Tây đặt tại Thành phố Cần Thơ nhưng xe thực phẩm từ TP.HCM về, tài xế phải xét nghiệm nhanh Covid-19.

Do hiện nay bên y tế không xét nghiệm, không có chỗ xét nghiệm và quy định là tài xế ở Cần Thơ ra thay tài xế của xe từ TP Hồ Chí Minh để vận chuyển hàng hóa vào trung tâm thành phố nên tài xế không đồng ý và một số xe đã quay ngược về lại Thành phố; giấy xét nghiệm các tài xế đã hết hạn và chưa có nơi để đăng ký xét nghiệm lại.

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, đơn vị sẽ không tăng giá hàng hóa để chia sẻ áp lực chi tiêu cùng người dân. 

Tại Cần Thơ, lượng khách hàng đến mua hàng tại các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food giảm so với hai ngày đầu thành phố thực hiện giãn cách, các đơn hàng online qua web và app tăng. Riêng tại Co.opmart Cần Thơ tăng 500-600%. Các đơn hàng trực tuyến (online) đến thời điểm này đã được các siêu thị giao hàng thành công hơn 70% và đang được Saigon Co.op tập trung tăng cường đẩy nhanh tiến độ hơn nữa.

Tại tỉnh Đồng Nai, đến sáng 15/7, sức mua của người dân đã dần ổn định hơn so với những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, trên thị trường hiện tại không có tình trạng gom hàng đầu cơ.

{keywords}
Một điểm bán hàng nông sản, thực phẩm hỗ trợ người dân tại TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo thống kê sơ bộ thì lượng khách mua sắm tại siêu thị ngày hôm nay (15/7) đã giảm so với các ngày trước. Nhóm hàng rau củ, quả, thịt cá vẫn trong tình trạng nhu cầu cao, sức tiêu thụ rất nhanh.

Từ ngày 14/7, TP Biên Hòa đã mở 7 điểm bán rau, củ giá 0 đồng. Theo đó, để phục vụ cho các điểm bán rau, củ giá 0 đồng, chiều 13/7, các xe chở rau, củ từ các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập kết hàng tại Sở NN&PTNT. Các loại rau củ quả đã được đóng gói và sẵn sàng cung cấp cho 7 điểm bán rau, củ 0 đồng tại các phường bị phong tỏa trên địa bàn TP Biên Hòa vào sáng 14/7.

Dự kiến, số lượng hàng đưa ra các quầy 0 đồng tại 7 điểm trên là hơn 5 tấn rau, củ các loại như: cải xanh, nấm bào ngư, rau cần nước, bắp cải, su hào, bí xanh, cải ngọt, đậu bắp, dưa leo, mồng tơi...

Bên cạnh đó, từ ngày 15/7, UBND TP Biên Hòa cũng đã triển khai một số điểm bán nông sản, thực phẩm hỗ trợ người dân để giảm tải cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm. Các cửa hàng cung ứng các loại nhu yếu phẩm, thực phẩm, rau, củ, quả… với giá cả bình ổn, được niêm yết rõ ràng.

So với thời điểm trước khi Đồng Nai thực hiện giãn cách, một số mặt hàng tăng giá nhẹ như gạo tăng từ 200-500 đồng/kg; rau xanh tăng từ 5000 - 10.000 đồng/kg, nguyên nhân được cho là do thương lái phân phối hàng tăng giá.

Tuy nhiên, tại tỉnh Bình Dương, so với cuối tháng 6, hiện tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá, .. các loại thực phẩm thiết yếu khác tại chợ truyền thống đã giảm từ 10% đến 40%, sức mua và bán cũng giảm khoảng 50% do tiểu thương tại các chợ truyền thống và người tiêu dùng phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện tại, các chợ truyền thống bị phong tỏa, tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 35%.

Tình hình cung ứng và giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô và đặc biệt là các mặt hàng chống dịch như các loại gel, nước rửa tay, xà phòng, khẩu trang tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích giá cả ổn định, hàng hóa không khan hiếm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Sức mua hàng hóa của người tiêu dùng tại các siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện áp dụng kinh doanh qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, đặt hàng online, app đặt hàng qua Grap tăng khoảng 70%.

Tại tỉnh An Giang, sau khi có thông báo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại 2 thành phố và 7 huyện, người dân đã đổ xô đến các chợ truyền thống mua các loại rau, củ, quả, thịt cá, trứng, giá các mặt hàng rau tăng rất cao, trên 3-4 lần.

Tuy nhiên qua kiểm tra thực tế, việc người dân đến chợ mua hàng tăng nhỏ lẻ, không có việc mua gom hàng, găm hàng, nâng giá làm bất ổn thị trường. Cũng ngay sau đó, giá bán rau, củ quả tại các quầy hàng ở chợ trở lại bình thường, giá hàng tăng nhẹ khoảng 5-10%.

PV

TP.HCM: Không còn cảnh hàng trăm người xếp hàng rồng rắn vào siêu thị mua thực phẩm

TP.HCM: Không còn cảnh hàng trăm người xếp hàng rồng rắn vào siêu thị mua thực phẩm

Hàng trăm người xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng nhưng đến lượt lại hết hàng, để tránh tình trạng đông người quá tải, đồng thời bảo đảm đủ thực phẩm cho mọi nhà, các siêu thị tại TP.HCM đã tổ chức phát phiếu hẹn giờ và mua hàng giúp khách.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.