Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Văn phòng UBND TP Đà Nẵng sẽ nghiên cứu các phương án cải tạo, nâng cấp cầu Nguyễn Văn Trỗi để phục vụ cho việc khai thác du lịch trên sông Hàn.

Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

>> Đà Nẵng giữ lại cây cầu lịch sử trên sông Hàn

Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Cầu Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng) khi mới xây dựng (Ảnh tư liệu)

Hiện vật chiến tranh còn nguyên vẹn trên sông Hàn

Như Infonet đã đưa tin, trong chuyến thị sát thực tế hôm 1/2, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã có ý kiến chỉ đạo giữ lại cầu Nguyễn Văn Trỗi - cây cầu đường bộ đầu tiên nối hai bờ Đông Tây cũng dòng sông chảy giữa lòng TP - thay vì tháo dỡ sau khi xây dựng xong cây cầu mới thay thế hai cầu Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi đã xuống cấp như dự kiến ban đầu.

Ngay sau đó, Infonet đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi rất tích cực của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đối với quyết định này của lãnh đạo TP Đà Nẵng. Theo Thạc sĩ Lê Văn Lạc, nguyên Trưởng khoa Cầu Đường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong hai cầu duy nhất còn lại tại Việt Nam (cùng với cầu Long Hổ ở TP Cam Ranh, Khoá Hoà) và thuộc loại hiếm còn lại trên thế giới về loại cầu có khung và cọc làm bằng thép ống rỗng không rỉ.

Trước 1975, cầu có tên là Trịnh Minh Thế, khởi công xây dựng năm 1965 với mục đích chính là vận chuyển khí tài quân sự từ cảng Tiên Sa vào Đà Nẵng. Quân đội Mỹ thuê kỹ sư Úc đảm trách thiết kế, nhân lực và thiết bị thi công chủ yếu cũng của công binh Úc. Dự tính xây dựng hai cây cầu cạnh nhau (tương tự cầu Long Hổ) nhưng do tình hình thời bấy giờ nên chỉ xây dựng được một cầu. Cầu gồm 14 nhịp dàn thép PONI có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,50m; phần xe chạy 8,50m, không có lề dành cho người đi bộ.

Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Tiểu đoàn 91 (Trung đoàn 97, Sư đoàn 2, Quân khu 5) vượt qua cầu Trịnh Minh Thế (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) tiến về giải phóng Đà Nẵng ngày 29/3/1975 (Ảnh tư liệu)

Đặc biệt đáng chú ý là các dàn khung và cọc của cầu được làm bằng chất liệu thép không rỉ, bên trong rỗng, do vậy làm giảm trọng lượng của cầu một cách đáng kể. Các khâu thiết kế, chế tạo kết cấu nhịp dàn thép đều được tiến hành và hoàn thiện ở Úc, sau đó sử dụng công nghệ chở nổi để vận chuyển và thi công tại Đà Nẵng.

Sau 1975, chính quyền TP Đà Nẵng đổi tên cầu này là cầu Nguyễn Văn Trỗi. Qua quá trình sử dụng, cầu đã trải qua nhiều đợt sửa chữa lớn. Năm 1978, dỡ bỏ mặt cầu bằng gỗ, thay bằng kết cấu bê-tông cốt thép; năm 1996, thay bê-tông cốt thép bằng các tấm thép để giảm trọng lượng bản thân phần thượng bộ (do kết cấu móng bị yếu), lớp mặt cầu rải bê-tông nhựa dày 5 cm. Ngoài ra, từ 1980 - 1984 đã sử dụng các Protector để khắc phục hiện tượng ăn mòn điện hóa làm giảm yếu phần móng trụ cầu (bằng ống thép)...

Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai, quyết định lưu giữ, tôn tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi đã làm nức lòng người dân Đà Nẵng, nhất là những người quan tâm đến di sản văn hóa, lịch sử của quê hương. Bởi đây là cây cầu gắn liền với lịch sử kháng chiến, cứu nước hào hùng của quân và dân Đà Nẵng, nơi quân đội Mỹ từng đổ tiền của để xây dựng thành căn cứ liên hợp quân sự hải - lục - không quân lớn nhất miền Nam.

Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Cầu Nguyễn Văn Trỗi hiện nay sẽ được giữ lại, nâng cấp để trở thành gạch nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của đô thị Đà Nẵng - Ảnh: HC

"Sau 37 năm giải phóng, Đà Nẵng có tốc độ đô thị hóa khá nhanh khiến các di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ, làm nên một TP được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" có nguy cơ dần mai một. Vì vậy việc giữ lại cầu Nguyễn Văn Trỗi, nhân chứng sống của “hiện vật chiến tranh” còn nguyên vẹn trên sông Hàn - là quyết định đúng đắn" - ông Hà Phước Mai nói.

Ông cho hay, có một tấm ảnh lịch sử chiến tranh đang trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng chụp đoàn xe tăng và bộ binh quân Giải phóng tiến vào Đà Nẵng ngày 29-3-1975 từ cửa ngõ phía Đông băng qua cây cầu này, không lẫn vào đâu được trên đất nước ta. Đó là những hiện vật quý giá nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi

Theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, các phương án nâng cấp, cải tạo cây cầu này vừa phục vụ khai thác du lịch, vừa đảm bảo mỹ quan chung của các cây cầu trên sông Hàn. Gồm nghiên cứu phương án nâng tĩnh không thông thuyền nhịp giữa theo nguyên tắc sử dụng kích nâng, hạ dầm khi có tàu thuyền qua lại; phương án thiết kế các hạng mục điện chiếu sáng trang trí, sơn cầu đảm bảo đồng bộ kiến trúc, mỹ quan với cầu mới; phương án gia cố móng mố, trụ cầu bảo đảm khả năng chịu lực của cầu; đồng thời có phương án chắn rác tại các mỗ, trụ cầu (nếu cần thiết)...

Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Ngay cạnh đó là một cây cầu hiện đại đang được khẩn trương thi công để đưa vào khai thác đầu năm 2013 (Ảnh phối cảnh)

Từng đặt chân lên những cây cầu đi bộ nổi tiếng thế giới như cầu "Tình" ở Praha, cầu gỗ sông Seine ở Paris, cầu thuỷ tinh ở Venice, cầu âm nhạc ở Singapore..., nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng bày tỏ mong muốn "cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi sẽ là một công trình được suy nghĩ, được lắng nghe, được gạn đục tìm trong qua những ý tưởng của các nhà chuyên môn để nâng tầm thành điểm hẹn, trở thành gạch nối giữa quá khứ bi thương đến sự phát triển đô thị".

"Cây cầu có trăm ý ngàn tình, ví dụ: sẽ là cầu dù, cầu ánh sáng, cầu hoa, cầu hẹn hò, cầu nghệ thuật ... tên gọi được thay đổi từng mùa, từng vụ. Mỗi độ xuân về hội tụ khoe sắc đủ loài hoa, sinh vật cảnh, chim hót, cá lội; nơi sẽ bày bán hàng mỹ nghệ đá Non Nước, gỗ Kim Bồng..., nơi các nghệ sĩ nhiếp ảnh, hội họa biểu thị nghề nghiệp với du khách qua chân dung phong cảnh, những buổi hòa nhạc cuối tuần, diễu hành hóa trang y phục, đêm trăng lễ hội...; nơi ca hát ngâm vịnh; nơi dành cho tuổi thơ sinh hoạt cộng đồng, được tô vẽ ngay trên lối đi những sắc màu ngây ngô, những quán cà-phê giải khát...

Sẽ dựng lên hệ thống trồng hoa leo ngũ sắc, mời gọi các hãng, các quán tặng dù để quảng cáo ... Cả ngàn cây dù đủ sắc màu dựng lên để phục vụ mua bán ngẫu nhiên trở thành một nghệ thuật xếp đặt màu sắc. Và chính màu sắc của cây cầu, chúng ta kêu gọi các hãng sơn cần quảng cáo trao tặng sản phẩm để mỗi năm sơn, duy trì bảo dưỡng... Thi vị làm sao khi cây cầu đi bộ này luôn luôn được thay đổi như một sự vận động không ngừng của sự phát triển, góp phần tô điểm đô thị!" - Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đề xuất.

Trong khi đó, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai mong muốn "cầu Nguyễn Văn Trỗi được nâng cấp, tôn tạo với hình dáng nguyên gốc, mặt cầu lót bằng gỗ ván, thành cầu sơn màu xanh ô-liu và chỉ dành riêng cho người đi bộ và du khách tham quan. Điều không thể thiếu nữa là lập hồ sơ xếp hạng và gắn bia di tích lịch sử cho cây cầu".

"Một cây cầu lịch sử nằm bên một cây cầu hiện đại sẽ làm cho Đà Nẵng càng đẹp hơn, có chiều sâu hơn trong mắt mọi người!" - ông Hà Phước Mai nói.

HẢI CHÂU

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !