Nhiều rào cản lớn trong thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam

Báo cáo “Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021” đã chỉ rõ những rào cản lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng phân tích những vấn đề mới nổi trong đại dịch Covid-19.

Thêm nhiều rào cản, thách thức với phụ nữ

Báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 vừa được Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) công bố mới đây.

Đây là báo cáo đầu tiên, tổng hợp tất cả các số liệu, nghiên cứu, phân tích về bình đẳng giới ở Việt Nam, có tính cập nhật nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Báo cáo chỉ ra những thành tựu nổi bật và những rào cản lớn nhất trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, giao thông, tới những vấn đề phúc lợi xã hội, việc làm…

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, bà Elisa Fernandez Saenz cho biết: “Điểm nổi bật nhất của báo cáo là sử dụng lăng kính rộng hơn về giới, xem xét các vấn đề liên tầng như độ tuổi, tình trạng khuyết tật, dân tộc… Qua đó thấu hiểu các nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng trong xã hội. Báo cáo cũng phân tích những vấn đề mới nổi của Việt Nam như bạo lực với phụ nữ gia tăng trong thời gian phải cách ly xã hội, sự gia tăng các công việc không được trả lương của phụ nữ, đặc biệt là sau dịch Covid-19...”.

Bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phân tích sâu hơn về tác động của đại dịch Covid-19 tới phụ nữ, làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị trường lao động: “Báo cáo cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%. Trước đại dịch, không có sự khác biệt trong tỷ lệ thất nghiệp của nam giới và nữ giới, nhưng khoảng cách chênh lệch này đã xuất hiện kể từ quý 3/2020. Nhiều bà mẹ có con nhỏ không còn lựa chọn nào khác là phải hy sinh sự nghiệp hay rời khỏi thị trường lao động để chăm con khi trường học đóng cửa”.

Đại diện ILO tại Việt Nam nhấn mạnh, phụ nữ Việt Nam đang phải mang “gánh nặng kép” giữa công việc được trả lương và công việc chăm sóc không được trả lương. Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, phụ nữ đã phải đảm nhận công việc chăm sóc trong gia đình nhiều gấp đôi so với nam giới. Đây là rào cản hàng đầu ngăn cản phụ nữ tham gia, duy trì và thăng tiến trong lực lượng lao động.

“Những phân tích của báo cáo đã chỉ ra rằng bình đẳng giới không phải là vấn đề bên lề, mà là cốt lõi đối với chất lượng, sự lâu dài và những tiến bộ thu được từ sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện bình đẳng giới, hành động ngay lập tức và báo cáo đã đưa ra định hướng rõ ràng thông qua những khuyến nghị cụ thể”, bà Elisa Fernandez Saenz khuyến nghị.

Thẳng thắn đề cập vấn đề bình đẳng giới trong cộng đồng LGBT

Ở một góc nhìn khác, ông Lê Quang Bình, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội ECUE, thành viên Ban Cố vấn Báo cáo phân tích: “Chúng ta nhìn thấy vấn đề bất bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong những không gian, môi trường khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung nguyên nhân tạo ra tình trạng này chính là các khuôn mẫu giới, bắt nguồn từ niềm tin của xã hội rằng đàn ông và đàn bà khác nhau về sinh học và coi đấy là tự nhiên, từ đó tạo ra những định khuôn trong xã hội về vai trò của đàn ông và phụ nữ”.

“Điểm nổi bật trong báo cáo này là đề cập đến thực trạng bất bình đẳng giới không chỉ giữa nam giới và phụ nữ mà còn mở rộng về khuôn mẫu giới và xu hướng tính dục, đặc biệt là sự bất bình đẳng giới trong cộng đồng thiểu số LGBT (tức là người đồng tính, song tính, chuyển giới). Đồng thời đưa ra khuyến nghị để xóa bỏ những khuôn mẫu giới, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội”, ông Bình nhấn mạnh.

Ông Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường cũng chia sẻ: “Tôi thấy báo cáo rất tiến bộ, văn minh và hiện đại, đề cập đến LGBT cũng là một vấn đề của bình đẳng giới. Qua đó sẽ góp phần giúp các nhà làm chính sách có số liệu tham khảo và qua đó có thể cải thiện chính sách tốt hơn”.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Báo cáo “Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021” dài hơn 280 trang với 10 chương sẽ là nguồn dữ liệu đáng tin cậy để định hướng các ưu tiên về nguồn tài chính, xây dựng chương trình và vận động chính sách nhằm thúc đẩy các kết quả và khắc phục những rào cản đối với bình đẳng giới ở Việt Nam.

Báo cáo cũng là một nguồn thông tin hữu ích để hỗ trợ lồng ghép giới trong quá trình chuẩn bị Khung hợp tác phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UNSDCF) cho giai đoạn 2022 - 2027. Đối với các đối tác phát triển khác và các bên liên quan làm việc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, bản Báo cáo được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một kim chỉ nam hữu ích để giám sát tiến độ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua lăng kính đáp ứng giới.

Xuân Bách

Vẫn phổ biến quan niệm phổ biến phụ nữ là "người kiếm tiền phụ"

Bất chấp những tiến bộ của phụ nữ trong nền kinh tế, hiện vẫn tồn tại phổ biến quan niệm phụ nữ chỉ là "người kiếm tiền phụ", nam giới mới là những người có thu nhập chính.

Bộ TT&TT thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

Trong những năm qua, Bộ TT&TT đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Các chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt so với kế hoạch.

VNPT ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển phụ nữ VNPT

Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn VNPT vừa ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển phụ nữ VNPT”. Đây là cơ hội và cũng là trách nhiệm của mỗi phụ nữ VNPT góp phần vào thành công chung của Tập đoàn.

Nỗ lực để phụ nữ, trẻ em Việt sống một cuộc sống không bạo lực

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết, Liên Hợp Quốc cam kết hưởng ứng tích cực Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới của Việt Nam.

Sẽ tăng cường áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng Giới

Cùng với lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021, nhiều hoạt động đã được diễn ra tại nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước.

Nhiều doanh nhân nữ đứng vững trong đại dịch

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn đứng vững, đạt mức tăng trưởng cao, truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ, khởi nghiệp và những nữ doanh nhân khác.

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các hình thức phân biệt đối xử và bạo lực giới

Đó là khuyến nghị của ông Kidong Park, quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc, tại Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực 2021 diễn ra mới đây.

Tăng hiệu quả khi lồng ghép giới vào truyền thông quảng cáo

Những chiến dịch truyền thông, quảng cáo có lồng ghép giới sẽ có thể giúp nhiều nhãn hàng tăng hiệu quả kinh doanh.

Tôn vinh giá trị, vai trò của phụ nữ và trẻ em gái

Được triển khai với cùng chủ đề "Là con gái để tỏa sáng", các sự kiện đều hướng đến mục tiêu nhằm tôn vinh vai trò và giá trị của phụ nữ và trẻ em gái, góp phần thay đổi định kiến giới.

Đang cập nhật dữ liệu !