Trung Quốc:

Nhiều người bất chấp liều mạng chỉ vì mong muốn giảm cân nhanh

Mong muốn giảm cân nhanh khiến nhiều người bất chấp liều mạng tiêm thuốc chống tiểu đường mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nhiều người ở Trung Quốc vì quá ám ảnh vấn đề cân nặng nên thường tìm tới các phương pháp giảm cân nhanh bất chấp tác dụng phụ tiềm tàng.

Đây là lý do thời gian gần đây, nhiều người dù không mắc bệnh nhưng vẫn dùng thuốc chống tiểu đường với hy vọng đạt được mục tiêu cân nặng như ý muốn trong thời gian nhanh nhất.

Song hành động này có thể dẫn tới việc lạm dụng thuốc và kéo theo những tác dụng phụ nguy hiểm, do thuốc chống tiểu đường nằm trong danh mục thuốc kê đơn và cần có sự chỉ định của bác sĩ. 

Theo tờ Guancha, trong vài tháng qua, nhu cầu mua thuốc semaglutide dạng tiêm đã tăng mạnh, do nhiều người dụng mạng xã hội tin rằng đây là “thần dược” giúp giảm cân. 

Thuốc chống tiểu đường type 2 vốn là thuốc kê đơn nhưng được bán tràn lan tại Trung Quốc phục vụ những người muốn giảm cân nhanh. (Ảnh: Weibo)

Trên thực tế, semaglutide được chỉ định để cải thiện kiểm soát đường huyết ở người trưởng thành bị đái tháo đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2 là một rối loạn chuyển hóa dài hạn bởi lượng đường trong máu cao, kháng insulin và thiếu insulin. Bệnh này là hậu quả của lối sống thiếu lành mạnh dẫn tới thừa cân và béo phì. 

Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen sau quá trình giảm cân nhờ tiêm thuốc semaglutide, nhiều người cũng chia sẻ cảm giác khó chịu mà họ găp phải liên quan tới quá trình dùng thuốc. 

Vào năm 2021, Trung Quốc đã cấp phép sử dụng thuốc semaglutide trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Trong khi đó, cơ quan đánh giá dược phẩm Trung Quốc mới phê chuẩn những kết quả từ các cuộc thử nghiệm lâm sàng về việc dùng thuốc semaglutide để kiểm soát cân nặng mãn tính ở người trưởng thành trong tháng này.

Thuốc semaglutide được công ty dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk sản xuất và được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào ngày 5/12/2017. Thuốc được bán dưới 2 tên thương mại là Wegovy và Ozempic.

Song tại Trung Quốc, đây là thuốc nằm trong danh mục kê đơn. Nhưng thời gian gần đây, trước nhu cầu tìm mua quá lớn, loại thuốc này đang được bán tràn lan trên thị trường đen với mức giá bị đội cao. 

Một vài bài đăng trên mạng xã hội cũng ngụ ý ca ngợi hiệu quả giảm cân của thuốc semaglutide, và thậm chí không ít người xem loại thuốc này là “thần dược” để bắt kịp “tiêu chuẩn sắc đẹp” mình hạc xương mai đang thịnh hành ở đất nước tỷ dân. 

Chia sẻ với Sixth Tone, một người phụ nữ (32 tuổi) giấu tên cho hay cô đã mua 2 liều Ozempic từ một bên trung gian. Sau khi dùng thuốc, cô này đã giảm được 11 kg chỉ trong một tháng, và vô cùng “hài lòng” với quyết định của bản thân.

Trước Trung Quốc, thuốc semaglutide cũng đã được người dân ở nhiều nước như Mỹ và Australia lùng mua để giảm cân. Sau khi những video trên TikTok quảng báo hiệu quả thần kỳ giảm cân, nhu cầu mua thuốc semaglutide đã tăng đột biến ở Australia.

Thậm chí, cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Australia đã phải lên tiếng nhấn mạnh xu hướng dùng thuốc semaglutide để giảm cân đã khiến những bệnh nhân bị tiểu đường rơi vào cảnh thiếu thuốc chữa bệnh. 

Chính nhu cầu mua tăng mạnh cũng đang khiến giá bán của thuốc semaglutide tăng phi mã tại Trung Quốc. Theo đó, một liều thuốc tiêm Ozempic được bán ở bệnh viện có giá 500 nhân dân tệ (70 USD) nhưng nay được bán trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao là gần 1.000 nhân dân tệ. 

Theo một người bán thuốc, khách hàng có thể mua thuốc Ozempic bằng cách dùng đơn thuốc của người khác. 

Tuy nhiên, nhiều người dùng thuốc Ozempic cũng đã cảnh báo cư dân mạng về những tác dụng khó chịu từ buồn nôn cho tới trầm cảm nhẹ sau khi tiêm 2 liều thuốc để giảm cân. 

Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý tiêm thuốc Ozempic có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới phát triển các khối u bướu và ung thư. 

“Đây không phải là loại thuốc dành cho tất cả mọi người”, bác sĩ Chen Yi tại Bệnh viện Y học Hoa Tây ở thành phố Thành Đô nhấn mạnh thêm, việc sử dụng thuốc Ozempic bừa bãi có thể gây hại cho những người có các bệnh tiền sử. 

Minh Thu (lược dịch)

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Nhập viện sau 3 ngày ăn thịt vịt

Người phụ nữ nhập viện sau 3 ngày đau cổ, nuốt vướng. "Thủ phạm" là mảnh xương vịt sắc nhọn, đâm thủng 2 thành thực quản và gây tụ mủ.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !