"Nhật Bản nên giúp ASEAN đẩy nhanh COC"

Trong lúc ASEAN và Trung Quốc đang đi “những bước đi đầu tiên” thương lượng về Bộ qui tắc ứng xử cho Biển Đông, tờ Thời báo Nhật Bản (Japantimes) cho rằng Tokyo nên giúp để bộ qui tắc này sớm được kí kết và ngăn chặn Trung Quốc gia tăng phạm vi kiểm soát với vùng biển này.

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 8 diễn ra vào ngày 10/10 vừa qua bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 8 quốc gia khác trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoan nghênh “những tiến bộ tích cực” đạt được trong các cuộc thương lượng chính thức về Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Trên đây là khẳng định được đưa ra trong tuyên bố chung của Hội nghị nhằm mục đích “xoa dịu” sự thù địch ngày càng tăng giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN về tranh chấp chủ quyền đã kéo dài nhiều năm. Nhưng đến nay vẫn chưa rõ liệu Bộ qui tắc ứng xử (COC) có sớm được kí kết không do Trung Quốc không tỏ vẻ hào hứng lắm.   

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei chụp hình lưu niệm.

Ngay cả khi các cuộc đàm phán về COC không có tiến bộ cụ thể nào, các quốc gia ASEAN và Trung Quốc cũng nên đều đặn tiến hành các cuộc thương lượng để ít nhất cũng làm giảm nguy cơ một cuộc giao tranh quân sự vô tình nổ ra.

Bản thân các cuộc đàm phán đó cũng sẽ giúp hai bên tăng cường tin cậy lẫn nhau, tạo cơ sở kí kết Bộ qui tắc.

Nhưng thực tế còn xa mới tiến tới tình trạng lí tưởng như trên. Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ các quốc gia ASEAN để chống lại chiến lược “Trục châu Á” của chính quyền Mỹ còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì nỗ lực củng cố quan hệ với các quốc gia ASEAN.

Hiện Trung Quốc đang có lập trường đặc biệt cứng rắn với Philippines, quốc gia Đông Nam Á đã đệ đơn lên Tòa án Liên Hợp Quốc để kiện Trung Quốc vì cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông là “phi pháp và vô giá trị”.  

Kể từ khi ông Tập Cận Bình chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3/2013, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines chưa tiến hành cuộc hội đàm cấp cao nào.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tạo dựng ảnh hưởng mạnh mẽ với Lào và Campuchia bằng viện trợ kinh tế hết sức “hào phóng” cho hai quốc gia này.

Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Thái Lan và thông báo rằng nước này sẽ giúp Thái Lan xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc để đổi lấy gạo từ quốc gia Đông Nam Á này.

Theo, thời báo Nhật Bản trong bối cảnh đang tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Nhật Bản nên cẩn thận trong cách tiếp cận về Trung Quốc và ASEAN. Sẽ là không khôn ngoan nếu Nhật Bản tỏ ra như đang lôi kéo các quốc gia ASEAN đối đầu ngoại giao nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Điều đó sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, một đối tác kinh tế mà các quốc gia ASEAN không thể bỏ qua.

Nhật Bản nên giúp các quốc gia ASEAN thúc đẩy các cuộc thương lượng về Bộ qui tắc với lập trường thống nhất và cứng rắn để ngăn Trung Quốc gia tăng kiểm soát đối với Biển Đông. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không nên quên tầm quan trọng của nhiệm vụ cải thiện mối quan hệ của chính mình với Trung Quốc.

Lê Dung

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !