Nguyên TBT Lê Khả Phiêu yêu cầu sửa ngay bản đồ in sai về Hoàng Sa

Như tin đã đưa, sáng 24/2, nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại đây, ông đã yêu cầu xử lý ngay sai sót trong tấm bản đồ "An Nam đại quốc hoạ đồ" vừa được in lại!
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu yêu cầu sửa ngay bản đồ in sai về Hoàng Sa - ảnh 1
TS Trần Đức Anh Sơn phản ảnh với nguyên TBT Lê Khả Phiêu những sai sót rất nặng trong tấm bản đồ "An Nam đại quốc họa đồ" vừa được in lại với kích thước lớn - Ảnh: HC

"An Nam đại quốc hoạ đồ" do một người Pháp tên Jean Louis Taberd vẽ năm 1858 và vừa được in lại với kích thước 1,22 X 2,20m, nằm trong bộ 4 tấm bản đồ kích thước lớn (gồm "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do NXB Thượng Hải xuất bản năm 1904, "Đại Nam nhất thống toàn đồ", "Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương" và "An Nam đại quốc hoạ đồ") mà Bộ Công an cung cấp cho các địa phương để triển lãm.

Hiện bản đồ này đã được trưng bày tại nhiều nơi ở Đà Nẵng như Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng điêu khắc Chăm, khu du lịch Bà Nà Hills... để phục vụ đông đảo người dân và du khách. Tương tự, tại nhiều điểm du lịch, sân bay... ở các địa phương như Huế, Kon Tum, Khánh Hoà... cũng đang trưng bày bản đồ này. Thế nhưng theo phản ảnh của TS Trần Đức Anh Sơn thì trong tấm bản đồ "An Nam đại quốc hoạ đồ" in lại này có một chi tiết sai rất nặng:

"Do người làm chế bản không hiểu lịch sử nên họ đã xoá mất cụm đảo Hoàng Sa, chỉ còn lại dòng chữ "Paracel seu Cát Vàng". Trong khi chính cụm đảo này mới là quan trọng vì nó khẳng định toạ độ địa lý (có kinh độ, vĩ độ) của Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có đầy đủ cả cụm đảo Hoàng Sa và dòng chữ "Paracel seu Cát Vàng" thì "An Nam đại quốc hoạ đồ" mới thực sự có giá trị.

Người xử lý bản đồ do không biết đã xoá sạch cụm đảo, chỉ còn để lại câu "Paracel seu Cát Vàng" thì câu này vô nghĩa. Ở phía dưới bản đồ này có chú thích rất nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung Quốc, giải thích rõ "Paracel seu Cát Vàng" nghĩa là Hoàng Sa là của Việt Nam. Vậy mà hòn đảo đó nằm ở đâu thì lại không có trên bản đồ!".

TS Trần Đức Anh Sơn cho biết đã hai lần báo cáo với cán bộ của Tổng cục An ninh (Bộ Công an) cũng như An ninh của Công an Đà Nẵng, đề nghị huỷ bản đồ này để in lại và phát hành trở lại. Tuy nhiên đến nay ông vẫn chưa nhận được một ý kiến phản hồi nào, trong khi tấm bản đồ "An Nam đại quốc hoạ đồ" in sai vẫn đang tiếp tục phát hành đến các địa phương. Vì vậy, nhân dịp nguyên TBT Lê Khả Phiêu đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, TS Trần Đức Anh Sơn đề nghị ông có ý kiến với Bộ Công an để kịp thời xử lý vấn đề nêu trên.

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu tỏ ra rất không hài lòng trước những sai sót mà ông vừa được phản ảnh. Ông nói: "Bản đồ này mới in lại mà sao không kiểm tra? Việc in những bản đồ như thế này phải hết sức cẩn thận, phải rà đi, rà lại. Giám đốc Công an Đà Nẵng cần báo cáo lên ngành dọc, còn tôi về sẽ gọi điện cho Bộ Công an, thu hồi và đốt đi rồi in lại những tấm bản đồ mới. Bây giờ việc in các loại bản đồ có dính đến biên giới Việt - Trung, Hoàng Sa, Trường Sa thì các anh phải kiểm tra thật kỹ...".

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !