Người phụ nữ thoát nghèo nhờ mô hình chuồng trại nuôi lợn

Nhờ mô hình chuồng trại nuôi lợn, một phụ nữ từng nợ nần chồng chất đã thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm, vươn lên thoát nghèo.

Đó là bà Nguyễn Thị Bảy, ở thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Ninh Bình, người vừa có vinh dự tham Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.

Bà Bảy sinh ra ở một vùng quê làm nông nghiệp. Sau khi xây dựng gia đình, bố mẹ chồng già yếu, vợ chồng bà lam lũ làm ăn nuôi con ăn học. Không may, năm 2009, chồng bà mắc bệnh hiểm nghèo và đã qua đời, để lại cho người vợ gày còm ốm yếu gánh nặng chăm sóc 4 đứa con gái thơ dại cùng bố mẹ chồng già yếu. Bà lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

{keywords}
Chuồng trại nuôi lợn có thể đem lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: Thái Hòa

Trong lúc cuộc sống quá khó khăn, bà như “chết đuối vớ được cọc” khi nhận được sự hỗ trợ từ một số hội đoàn thể ở địa phương. Trước hết là từ Chi hội Phụ nữ thôn Khả Đông. Các chị em trong Chi hội đã quyên góp, cho bà vay hơn 2 triệu đồng không lãi suất để nuôi con ăn học.

Sau đó, đến cuối năm 2009, gia đình bà được bình xét hộ nghèo nên được Hội Phụ nữ xã cho vay vốn 20 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bản thân bà lại được Hội Phụ nữ tạo điều kiện cho đi học lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về chăn nuôi, chăm sóc gia súc, gia cầm, do Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Hưng Hà phối hợp với Trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình tổ chức. Sau 20 ngày theo học, bà đã tiếp thu được một số kiến thức hữu ích.

Về nhà, với số vốn được vay, bà quyết định đầu tư xây 2 gian chuồng lợn và mua 30 con lợn về nuôi, đồng thời cải tạo hơn 1.000m2 ao thả cá và hơn 200m2 khu vườn trồng màu tại khu vực chuyển đổi tập trung của thôn Khả Đông.

Sau hơn 4 tháng, đàn lợn xuất chuồng, bà thu lãi hơn 10 triệu đồng. Thu nhập từ việc trồng màu cũng giúp mẹ con bà đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày.

Từ số vốn được vay, cộng với số lãi từ việc chăn nuôi lợn, bà Bảy mạnh dạn vay thêm Quỹ Tín dụng Duyên Hải 50 triệu đồng để đầu tư xây thêm 4 gian chuồng lợn, mua 4 con lợn nái ngoại và 60 mươi con lợn con về nuôi.

“Nhờ kiến thức kỹ thuật đã được học, cùng với kinh nghiệm của bản thân tích lũy được, trong những năm gần đây, gia đình tôi đã từng bước ổn định cuộc sống. Đến năm 2015, tôi đã trả được số nợ tín dụng và số tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Hai con gái lớn đã tốt nghiệp đại học ra trường, một đứa đã có việc làm ổn định, có tiền gửi về cho mẹ để hỗ trợ hai em ăn học. Cuối năm 2016, Ban Công tác mặt trận thôn rà soát hộ nghèo. Tự thấy gia đình mình đã từng bước ổn định, tôi đã quyết định làm đơn xin rút khỏi danh sách hộ nghèo để nhường lại sự hỗ trợ của nhà nước cho các hộ nghèo khác”, bà Bảy cho biết.

Từ năm 2017 cho đến nay, ngành chăn nuôi cũng có nhiều lúc thăng trầm, giá cả bấp bênh. Đáng chú ý như cuối năm 2018, giá lợn xuống thấp, người chăn nuôi thua lỗ, rồi thêm khốn đốn vì dịch tả lợn châu Phi.

Thế nhưng với lòng quyết tâm cao, sự tự tin vào những kiến thức mình đã học, bà Bảy không bỏ cuộc. Bà vẫn giữ ổn định đàn lợn nái và lợn con, tìm mọi cách để đàn lợn của mình không bị lây dịch bệnh. Chẳng những thế, bà còn đầu tư mua thêm 15 con lợn nái ngoại và nâng cấp chuồng trại.

“Hiện gia đình tôi đã có khu chăn nuôi ổn định, đảm bảo an toàn cho đàn lợn phát triển. Từ đầu năm 2020 đến nay, tôi đã cho xuất chuồng 2 lứa lợn thịt gồm 120 con, bán với giá 90.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư thì thu lãi 600 triệu đồng; và xuất bán được 115 con lợn con thu lãi 150 triệu đồng. Trừ đi khoản tiền bị âm năm 2019 thì bây giờ gia đình tôi đã có số tiền dư trên 600 triệu đồng. Hiện vẫn còn 60 con lợn sắp xuất chuồng và hơn 100 con lợn con bán cho các hộ khác để tái đàn”, bà Bảy phấn khởi chia sẻ.

Ngọc Mai

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !