Ứng dụng kỹ thuật phát triển kinh tế hộ cho đồng bào dân tộc Cor
Nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như hỗ trợ phương tiện, công cụ sản xuất, vật nuôi, tập huấn KHKT… đã giúp đồng bào dân tộc Cor ở xã Tiên An, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững.
Trên địa bàn xã Tiên An hiện có 22 hộ đồng bào dân tộc thiểu số là ddân tộc Cor với 90 khẩu, trong đó còn 2 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,18%), 2 hộ cận nghèo (0,18%).
Thời gian qua, đời sống đồng bào dân tộc Cor đã được cải thiện đáng kể, các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đồng bào Cor được quan tâm đúng mức. Đảng ủy xã đã phân công cán bộ, công chức phụ trách từng hộ, hàng tháng đến thăm hỏi, động viên và hướng dẫn cách làm ăn để phát triển kinh tế gắn với việc giảm nghèo bền vững, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
“Các cán bộ, công chức đã giúp bà con đồng bào dân tộc Cor triển khai xây dựng mô hình và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con về cách trồng rau sạch, hỗ trợ hạt giống, lưới che và hệ thống nước tưới. Mặt khác, từ các nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, chính quyền xã Tiên An đã tập trung hỗ trợ cây trồng, con vật nuôi…qua đó góp phần phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Cor. Các đoàn thể cũng phát động nhiều phong trào thi đua, nhận đỡ đầu, giúp đỡ hộ nghèo về nhiều mặt, và đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như hỗ trợ phương tiện, công cụ sản xuất,cây giống, con vật nuôi, tập huấn khoa học kỹ thuật…”, đại diện UBND xã Tiên An cho biết.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, UBND xã đã chỉ đạo các ngành rà soát, chọn hộ và thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi, nông cụ sản xuất cho 152 hộ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Theo đó, xã đã hỗ trợ sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh cho 26 hộ với tổng kinh phí 179 triệu đồng; hỗ trợ lợn, gà cho 100 hộ với tổng kinh phí 290 triệu đồng; hỗ trợ bò nái sinh sản cho 16 hộ với tổng kinh phí 160 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo, xã đã hỗ trợ bò sinh sản cho 10 hộ với tổng kinh phí 80 triệu đồng. Ngoài ra, UBND xã đã tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế địa phương, nhất là phát triển kinh tế vườn gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án của cấp trên như: Chương trình 134, Chương trình 135 của Chính phủ, Nghị quyết số 18 và số 19 của HĐND huyện …, xã đã hỗ trợ các hộ trên trên địa bàn, ưu tiên cho hộ đăng ký thoát nghèo phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và chăn nuôi. Khuyến khích các hộ có nhu cầu, điều kiện làm kinh tế gia trại trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như cây măng cụt, sầu riêng, bưởi da xanh....
“Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đã mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình kinh tế vườn, chăn nuôi, sau khi được đầu tư, đến nay đã vươn lên trở thành những hộ khá, thu nhập bình quân trên 100 triệu/ năm. Tiêu biểu như: Mô hình trang trại tổng hợp của ông Phan Trọng Vinh ở thôn 4; Mô hình trồng tiêu của hộ ông Huỳnh Bửu Chương hoặc hộ ông Cái Văn Nễ ở thôn 3; ông Nguyễn Văn Trung ở thôn 5…”, đại diện UBND xã Tiên An nhấn mạnh.
Nhằm giải quyết lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững, hàng năm, UBND xã Tiên An còn kêu gọi, mời chào và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp là người con xã nhà đang hoạt động tại các tỉnh, thành về đầu tư mở các phân xưởng tại địa phương.
Hiện Tiên An đang tiếp tục phấn đấu hàng năm giảm từ 0,2% hộ nghèo, giảm 0,35% hộ cận nghèo để đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống dưới 3%. Trong đó, đồng bào dân tộc Cor hàng năm không phát sinh mới hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Ngọc Mai
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.