Quảng Nam: Đưa khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để giảm nghèo

Nhiều hộ nghèo ở tỉnh Quảng Nam đã thoát nghèo nhờ dần bỏ thói quen trồng trọt, chăn nuôi theo phong tục, tập quán, mà thay vào đó là áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng thu nhập.

Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai thời gian qua.

Tại Nam Trà My, ngay từ đầu giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện đã xác định chỉ tiêu giảm số hộ nghèo hàng năm từ 450 - 500 hộ, tương ứng giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6 - 8%.

{keywords}
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, UBND huyện đã đề ra nhiều giải pháp như: Giao chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm cho các địa phương; Tập trung các nguồn lực cho hộ đăng ký thoát nghèo (thoát nghèo có địa chỉ)...

“Đặc biệt, UBND huyện đã vận động “Cán bộ, công chức, lao động giúp hộ nghèo thoát nghèo” theo phương châm “3 công chức, lao động giúp 1 hộ thoát nghèo bền vững”. Các hộ nghèo được hướng dẫn, hỗ trợ cách phát triển kinh tế hộ gia đình theo định hướng chung “trồng cây gì, nuôi con gì” của huyện, dần bỏ cách thức trồng trọt, chăn nuôi theo phong tục, tập quán, mà thay vào đó là áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại”, đại diện UBND huyện Nam Trà My cho biết.

Nhờ đó, nhiều hộ nghèo không những thoát nghèo bền vững mà còn có tài sản tương đối lớn và đầu tư kinh tế sang hướng mới (như đầu tư trồng dược liệu, trồng Sâm Ngọc Linh) để vươn lên làm giàu.

Nhiều kinh nghiệm hay về trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại đã được nhân rộng ở Nam Trà My cũng như nhiều địa bàn khác của tỉnh Quảng Nam, để rồi ngày càng có thêm nhiều gương điển hình thoát nghèo sống trên mảnh đất “chưa mưa đã thấm” này được nhiều người biết đến.

Một trong số đó là ông Huỳnh Ngọc Sáu, sinh năm 1972, ở thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước. Vinh dự có tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra hồi trung tuần tháng 12/2020, ông Sáu đã chia sẻ lại kinh nghiệm giảm nghèo của gia đình mình.

“Gia đình tôi có 6 khẩu, có 2 lao động chính là bản thân tôi và vợ. Năm 2014, gia đình xảy ra biến cố, vợ tôi bị ốm nặng chữa chạy khắp nơi, kinh tế khánh kiệt, bản thân tôi bị đau cột sống không làm việc nặng nhọc được, và 4 con đang tuổi ăn học nên gia đình càng thêm khó khăn, túng quẫn. Tôi đã làm giấy đề nghị xét hộ nghèo và được thôn, xã xét duyệt đủ điều kiện hộ nghèo vào năm 2015”, ông Sáu kể.

Đến năm 2017, sau nhiều năm chạy chữa, vợ ông Sáu dần khỏi bệnh, cuộc sống gia đình từng bước ổn định. Gia đình ông đã được chính quyền, đoàn thể ở xã và thôn hỗ trợ, hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2017, gia đình ông được UBND xã công nhận hộ thoát nghèo bền vững.

Sau khi thoát nghèo bền vững, gia đình ông Sáu tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, như: Hỗ trợ lãi suất vốn vay, hỗ trợ chi phí học tập... và 5 triệu đồng tiền thưởng. Số tiền này đã được tích góp để mua 1 con bò nái giống về chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông đã có 1 bò nái sinh sản và 2 bò con, góp phần phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.

Một bước ngoặt lớn đến với gia đình ông Sáu là năm 2018, nhờ khoản vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, và sau khi tham gia lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng do UBND xã Tiên Hiệp tổ chức, gia đình ông đã cải tạo 0,5 ha vườn tạp để trồng 50 cây thanh trà, 45 cây sầu riêng, măng cụt, xoài, ổi các loại, và 3 ha keo. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, hàng năm, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu nhập ổn định trên 70 triệu đồng/năm.

“Với nỗ lực phát triển kinh tế đi đôi với tích lũy tiết kiệm cùng những thu nhập bước đầu từ kinh tế vườn, rừng, chăn nuôi, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, tôi tin tưởng trong thời gian tới, thu nhập của gia đình sẽ từng bước ổn định vươn lên khá giả và thoát nghèo bền vững”, ông Sáu bày tỏ.

Xuân Bách

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !