Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trải qua 18 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tập trung huy động, khơi tăng nguồn vốn, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giai đoạn 2016-2020, từ 8,23% xuống còn 3,75%.
Báo cáo tại Hội nghị Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016-2020 được tổ chức mới đây, NHCSXH cho biết, đến 31/8/2020, tổng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đạt 230.838 tỷ đồng, tăng 86.182 tỷ đồng (+59,9%) so với 31/12/2015, trong đó: vốn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) chiếm gần 25%, vốn NHCSXH huy động chiếm gần 75% (trong đó, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo, đối tượng chính sách đạt trên 11.000 tỷ đồng).
Cán bộ NHCSXH giải ngân cho hộ vay vốn |
Sau 18 năm hoạt động, đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước; đảm bảo hộ nghèo, đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách và các dịch vụ ngân hàng do NHCSXH cung cấp. Với trên 20 chương trình tín dụng, trong giai đoạn từ 2016-2020, NHCSXH đã cho vay gần 10 triệu lượt khách hàng vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 299.001 tỷ đồng. Đến 31/8/2020, tổng dư nợ đạt 221.515 tỷ đồng, tăng 78.987 tỷ đồng (+55,4%) so với 31/12/2015, với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ, bình quân tăng trưởng hằng năm đạt 9,7%.
Trong giai đoạn 2016 đến 31/8/2020, vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp trên 1,7 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 1,3 triệu lao động (gần 24 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); gần 350 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 7,35 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 130 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo….
Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội. Các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội, các đối tượng thụ hưởng có điều kiện trang trải các chi phí đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như chi phí học tập cho con em, xây nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật, giảm tình trạng thất học và các tệ nạn xã hội; làm thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo, đồng bào DTTS, giúp họ thêm tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội.
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ mặc cảm tự ti, sợ vay, không dám vay nay đã mạnh dạn vay vốn, tính toán làm ăn đạt hiệu quả thiết thực, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định phương thức quản lý và mô hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp của NHCSXH là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch rộng khắp toàn quốc, hệ thống Điểm giao dịch xuống tận các xã/phường/thị trấn, mạng lưới Tổ TK&VV thành lập tại các thôn, ấp, bản, làng, với phương châm “phục vụ tại nhà, giải ngân tại xã” là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tốt nhất cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế. Hoạt động tín dụng chính sách khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo.
Trong thời gian tới, tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được khẳng định là công cụ kinh tế hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; góp phần tích cực thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia về: giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước lạnh để thoát nghèo
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 25 tỉnh, thành phát triển nuôi cá nước lạnh. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nước lạnh và coi đây là thế mạnh để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.