Trà Vinh: Thoát nghèo nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi
Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhiều hộ nghèo ở tỉnh Trà Vinh đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bà Kim Thị Ly, sinh năm 1967, cư ngụ tại ấp Cây Da, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú là một trong những gương điển hình có tham luận tại Hội nghị Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra hồi trung tuần tháng 12/2020.
Nhiều mô hình kinh tế ứng dụng khoa học kỹ thuật đã giúp cho các hộ dân ở Trà Vinh đạt thu nhập khá trở lên. Ảnh: Thái Hòa |
“Năm 2016, gia đình tôi thuộc dạng hộ nghèo của ấp Cây Da, đã được Chi hội Phụ nữ hỗ trợ cho mượn 7 triệu đồng vốn xoay vòng, đồng thời cho vay 10 triệu đồng vốn sản xuất chương trình hộ nghèo để nuôi bò sinh sản và nuôi gà thả vườn”, bà Ly nhớ lại.
Cùng với nguồn vốn được hỗ trợ, chồng bà Ly cũng đi làm thuê góp phần thu nhập thêm cho gia đình. Hàng năm, với số tiền tích lũy được, gia đình bà tiếp tục đầu tư chăn nuôi bò.
Để nuôi cũng như chăm sóc được bò sinh sản, đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm và nắm vững một số kiến thức chăn nuôi bò cơ bản. Vì vậy, gia đình bà đã nỗ lực tìm hiểu và học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.
“Đến cuối năm 2018, mô hình kinh tế của gia đình vươn lên, đàn bò phát triển được 4 con, mỗi năm, gia đình tôi thu nhập được khoảng 50 triệu đồng. Vợ chồng tôi cũng lo cho con học xong đại học, giờ đã có việc làm thu nhập ổn định. Với tinh thần tự lực, tự cường, cần, kiệm, phấn đấu vươn lên để thoát nghèo bền vững, cuối năm 2018 gia đình tôi tự nguyện làm đơn gửi đến Ban nhân dân ấp Cây Da và Ủy ban nhân dân xã Tập Sơn xin thoát nghèo. Cuộc sống gia đình tôi từ đó đến nay được cải thiện ngày càng tốt hơn, thu nhập luôn ổn định”, bà Ly chia sẻ.
Giống như gia đình bà Ly, tại huyện Trà Cú, nhiều hộ gia đình đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập khá trở lên, có ý chí quyết tâm, chăm chỉ làm ăn, hợp tác để vươn lên thoát nghèo.
UBND huyện Trà Cú cho biết, nhờ các mô hình kinh tế ứng dụng khoa học kỹ thuật cho thu nhập khá trở lên, trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện đã kéo giảm được 6.266 hộ nghèo (bình quân giảm 3,12% hộ nghèo/năm); trong đó có 4.213 hộ nghèo Khmer (tương đương 7%); thúc đẩy kinh tế của địa phương tăng trưởng bình quân 15,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,33 triệu đồng/người/năm (tăng 2,03 lần so năm 2015).
Một điểm sáng khác về ứng dụng khoa học kỹ thuật để giảm nghèo của tỉnh Trà Vinh là xã Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải.
Long Vĩnh là xã vùng sâu, ven biển, hiện có 93 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,78% (trong đó có 53 hộ nghèo dân tộc Khmer), đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển theo Quyết định số 131 ngày 25/1/2017 và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã đảo theo Quyết định số 810 ngày 13/5/2016.
Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chi bộ các ấp đều có kế hoạch phân công các Đảng viên, hội viên, đoàn viên và những người có điều kiện, nhất là khả năng về kinh tế, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, cách làm kinh tế gia đình có hiệu quả, tự nguyện giúp đỡ các hộ nghèo. Đến nay, mỗi đoàn thể có từ 3 đến 5 mô hình giảm nghèo có hiệu quả cho hội viên mình.
Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo chí thú làm ăn, có quyết tâm vươn lên để thoát nghèo nhưng không có tay nghề, không có tư liệu sản xuất, chính quyền xã đã hỗ trợ cho học nghề, tạo việc làm mới; vận động tham gia xuất khẩu lao động…Những hộ thiếu vốn, thiếu kỹ thuật thì ưu tiên trợ giúp vốn sản xuất và nâng mức vốn đầu tư hợp lý, tập huấn kỹ thuật, học tập kinh nghiệm hướng dẫn sản xuất…
Đến nay, xã Long Vĩnh đã huy động được nhiều nguồn vốn theo tinh thần xã hội hóa, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng.
Các mô hình hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi dê, nuôi cua, nuôi bò... đã góp phần giúp xã Long Vĩnh giảm 779 hộ nghèo trong 5 năm qua, tỷ lệ giảm bình quân hàng năm 4,71%, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững, ngày càng khấm khá hơn.
Xuân Bách
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.