Người nước ngoài thích thú với trái vải thiều Việt Nam

Nhiều người nước ngoài là đại diện các đại sứ quán, các tổ chức thương mại quốc tế tại Việt Nam đã đánh giá cao quả vải thiều của Việt Nam.

Đại sứ Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama chia sẻ về quả vải thiều Việt Nam và những gợi ý để loại nông sản này có thể đến được với nhiều quốc gia hơn nữa, nhất là thị trường Trung Đông.

Theo vị đại diện này, vải thiều là một loại trái cây dần thành trở thành niềm tự hào của Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.

"Tôi cũng tự hào khi quả vải Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Palestine với 2 loại vải tươi và vải đóng hộp và mong rằng quả vải Việt Nam không chỉ xuất hiện ở Trung Đông mà còn hướng đến thị trường châu Âu như Paris... ", ông Saadi Salama nói.

Bên cạnh đó, vị đại sứ lưu ý thêm, một điều có thể thấy trên các cửa hàng ở Trung Đông là đều có chữ Halal (Chứng nhận xác nhận sản phẩm đạt yêu cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Halal).

"Hôm nay tôi đi tham quan các gian hàng vải Việt Nam và thấy bao bì tốt, trưng bày tuyệt vời, nhưng có điều là không thấy hộp nào có chữ Halal. Tất nhiên điều này có thể cần cả lộ trình và tôi hy vọng sẽ sớm thấy điều đó", ông Saadi Salama nói.

{keywords}
Ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam.

Đại sứ Palestine đã sống ở Việt Nam gần 10 năm và nhận thấy quả vải Việt Nam đã có nhiều thay đổi về chất lượng và số lượng, điều đó có những thuận lợi và thử thách. Thử thách là trong thời gian ngắn 2 tháng có thể xuất khẩu sản phẩm đi khắp nơi trên thế giới trong điều kiện phải tươi. Vì vậy, theo ông, các cơ quan cần có sự chuẩn bị từ trước với đối tác, doanh nhân nước ngoài để có hợp đồng mua vải trước khi tới mùa để thuận lợi trong khâu vận chuyển tới các nước trên thế giới.

Còn ông George Burchett, nhà báo đến từ Australia cũng bày tỏ niềm yêu thích với vải thiều. Ông George Burchett cho biết: "Đây là loại trái cây ưa thích của tôi, giống như món quà được ban xuống từ thiên đường".

Theo ông George Burchett, giá của vải thiều ở Việt Nam rất rẻ khi so với giá bán ở Sydney. Nếu như Australia có khí hậu nhiệt đới, có các loại quả như chuối, xoài, thì Việt Nam lại có một thương hiệu rất đặc biệt - vải thiều Việt Nam.

"Ở Australia có cộng đồng người Việt đông đảo. Ẩm thực Việt Nam cũng rất được ưa thích ở quốc gia này", đồng thời ông George Burchett nhấn mạnh cần đẩy mạnh hình ảnh vải thiều trong mối liên hệ với hình ảnh Việt Nam, là thương hiệu gắn với văn hóa Việt.

{keywords}
Ông Hamid Mosadeghi, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Iran (phải) bày tỏ sự thích thú với quả vải thiều Việt Nam.

"Vải thiều vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đẹp vừa ngon, vừa với khẩu vị mọi người. Cần truyền tải hình ảnh vải thiều Việt Nam tới thế giới, đi cùng với sự gia tăng vị thế, văn hoá du lịch của Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó, vải thiều không chỉ góp phần vào xuất khẩu mà còn tăng cường hìnnh ảnh Việt Nam", ông nói.

Trong khi đó, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, vải thiều Bắc Giang đã bày bán tại các siêu thị Mỹ.

"Trước khi đến Việt Nam, tôi chưa bao giờ được thưởng thức vải. Tôi chỉ mới có cơ hội ăn vải tuần trước, hôm nay là lần thứ hai, rất tươi, ngon và sẽ cố gắng thử nhiều loại hơn. Ở Mỹ, chúng tôi có thanh long, đồ uống từ thanh long. Trong tương lai, tôi hy vọng sẽ ngày càng nhiều người Mỹ được thưởng thức vải Việt Nam", vị đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chia sẻ.

Theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, hiện nay Trung Quốc là thị trường chiếm 91% kinh ngạch xuất khẩu vải thiều Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn có các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, UAE...

Về thị trường Trung Quốc, riêng năm 2021, mặc dù là thời điểm đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn tăng 41% và kinh ngạch phát triển 91%. Ở những thị trường đang lên, chúng ta vẫn tiếp tục phát triển và duy trì vị thế. Ví dụ, Nhật Bản tăng 156% trong thời gian qua, hay có thị trường tăng đến 7.000% nhưng giá trị chưa quá lớn. Pháp và Séc cũng rất có triển vọng phát triển công tác xuất khẩu vải thiều.

Ngoài ra, Việt Nam còn có một số thị trường đứng đầu trong chuỗi cung ứng (hub) như Hà Lan, Đức, UAE. Trong đó UAE là điểm bắt buộc đi qua để đến các thị trường khác trong khu vực Trung - Đông.

Ông cho biết thêm, thị trường trong nước cũng rất tiềm năng, tăng 40-50% một năm. Để tiếp tục duy trì, các địa phương và các ban ngành đã có thêm các hoạt động phối hợp, ngoại giao để hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ vải mà nhiều loại nông sản khác.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !