Người Hàn thay đổi thói quen ăn trưa: ít uống cà phê, không tụ tập bạn bè

Nhiều dân văn phòng Hàn Quốc, nhất là thế hệ trẻ không còn mặn mà với tụ tập ăn trưa hay ngồi uống cà phê sau bữa ăn, vốn là biểu tượng từ lâu ở xứ sở kim chi.

 

Người Hàn tụ tập ở quán ăn. Ảnh: Pulsenews


Ở Hàn Quốc, giờ ăn trưa được coi là quan trọng đối với nhân viên văn phòng. Họ thường tụ tập ăn chung với đồng nghiệp, thậm chí, bữa ăn kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ tại những quán ăn đông đúc. Việc giao tiếp với đồng nghiệp và làm quen trong bữa ăn là điều cần thiết với họ. Ăn trưa xong, họ sẽ đến quán cà phê uống tại đó hoặc mua mang đi.

Ở đây, cà phê không chỉ là thức uống đơn thuần, đó là một phần quan trọng trong lối sống. Đối với nhiều nhân viên văn phòng, nhâm nhi cốc cà phê giờ ăn trưa đã trở thành thói quen mỗi ngày. Họ đến quán, không chỉ để uống cà phê mà để tận hưởng những giây phút thư thái khi ngồi bên nhau trò chuyện.

Chi phí tăng cao, thay đổi thói quen uống cà phê

Uống cà phê vào giờ ăn trưa là một phần quan trọng trong văn hóa của người Hàn Quốc. Tuy nhiên, giá bữa trưa tăng cao "đốt cháy" ví của người lao động, đang ảnh hướng đến thói quen này.

Lee Sun-ae, 28 tuổi, làm việc tại công ty IT ở Gyeonggi cho biết miếng thịt lợn cốt lết trước đây có giá 12.000 won (9,24 USD) giờ đã tăng lên 15.000 won (11,49 USD).

Thay vì đến nhà hàng, Lee thường đi đến cửa hàng tiện lợi để ăn bữa trưa. Trong khi đó, một người làm việc ở Bukchang-dong, trung tâm Seoul cho biết anh đã bắt đầu chuẩn bị bữa trưa cho mình để mang đi làm.

Theo dữ liệu từ Siksin, nhân viên văn phòng Hàn Quốc phải chi trung bình khoảng 9.633 won (7,38 USD) cho mỗi bữa trưa trong quý 4 năm ngoái. Riêng tại Seoul, chi trung bình cho bữa trưa là 12.285 won (9,41 USD). Ở Busan và Pangyo, nơi có nhiều người trẻ làm việc, chi lần lượt là 11.808 won (9,04 USD) và 11.014 won (8,43 USD), theo Koreajoongangdaily.

Vì phải tiết kiệm tiền, nhiều người lựa chọn từ bỏ uống cà phê sau bữa trưa, thói quen từ lâu đã là biểu tượng ở xứ sở kim chi.

Jeong, nhân viên văn phòng cho biết: "Tôi từng uống ít nhất 1 cốc cà phê mỗi ngày, giá khoảng 2.500 won. Nhưng bây giờ tôi không uống nữa để tiết kiệm tiền".

 

Người Hàn thích uống cà phê sau bữa ăn trưa. Ảnh: Straitstimes


Nhân viên văn phòng Lee Jae-won dự kiến ​​chi ít nhất 20.000 won (15,5 USD) cho bữa trưa, tiền ăn từ 10.000 đến 15.000 won (7,66 đến 11,49 USD) và 1 cốc cà phê thường có giá 4.000 won (3,06 USD), nhưng giờ giá đã tăng thêm.

"Lạm phát gần đây đã đẩy giá cà phê lên khá cao. Tôi đã nghĩ đến việc chuyển sang cà phê ở cửa hàng tiện lợi hoặc cà phê gói pha sẵn", anh nói.

Không tụ tập ăn chung cùng đồng nghiệp

Theo báo cáo của Viện Hành chính công Hàn Quốc, cả thế hệ MZ (thuật ngữ của Hàn Quốc đề cập đến thế hệ Millennials và thế hệ Z, những người sinh ra từ năm 1981 đến 2012) và thế hệ cũ không còn thích ăn trưa cùng đồng nghiệp.

Đây là kết quả nghiên cứu thực hiện trong tháng 5 và 6/2022, dựa trên 1.021 công chức thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Trong đó, gen Z có phản ứng tiêu cực hơn so với các thế hệ cũ, theo Straitstimes.

Những người quản lý chọn ăn trưa một mình vì sợ rằng đồng nghiệp cảm thấy phiền phức, áp lực khi đi ăn cùng họ.

Nhiều người trẻ giờ đây chỉ thích ăn một mình tại nơi làm việc hoặc đến cửa hàng tiện lợi. Điều này cho thấy thế hệ MZ là những người ưu tiên lợi ích cá nhân hơn tổ chức. Họ đang thúc đẩy những thay đổi tại nơi làm việc, mong muốn các tổ chức thiết lập những biện pháp tôn trọng giá trị cá nhân tại nơi làm việc.

   Hoàng Dung  

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.