Gen Z Anh chi nhiều tiền chăm sóc bản thân khi cuộc sống căng thẳng

Những người trẻ Anh mua các món quà nhỏ tặng bản thân khoảng 51 lần trong năm, sẵn sàng chi nhiều tiền để chăm sóc bản thân.
Ảnh minh hoạ: Pexels


Gen Z chịu nhiều áp lực

Số liệu thống kê trong nghiên cứu hơn 1.000 người tuổi từ 18-25 của tổ chức từ thiện UK Youth cho thấy, Gen Z đang có nhiều lo lắng về tiền bạc, ngoại hình và sự nghiệp, về tương lai bất ổn. Cứ 10 người thì có 1 người cảm thấy không có ai để trao đổi về những áp lực, lo lắng của mình.

Mặc dù trung bình mỗi Gen Z có 165 bạn bè trên mạng xã hội nhưng 85% người cảm thấy cô đơn. Nhiều người cho rằng mạng xã hội khiến họ lo lắng, căng thẳng hơn.

Nghiên cứu cho thấy lo lắng về tiền bạc là nguyên nhân lớn nhất khiến Gen Z căng thẳng, sau đó là nỗi sợ hãi về tương lai. Ngoài ra vẫn còn nhiều yếu tố khác khiến họ cảm thấy áp lực như ngoại hình, cân nặng, sức khỏe, kiếm việc làm, sức khỏe của người thân, đáp ứng mục tiêu trong công việc hay thanh toán hóa đơn...

 

Ảnh minh hoạ: Pexels


Gen Z chi nhiều tiền chăm sóc bản thân

Tuy nhiên, đã có sự chuyển biến trong cách Gen Z đối phó với áp lực. Cuộc khảo sát gần đây do Bailey thực hiện với sự tham gia của hơn 2.000 người Gen Z ở Anh cho thấy họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để chăm sóc bản thân.

Như người ta vẫn hay nói rằng nếu bạn không yêu chính mình thì còn ai yêu bạn, hay muốn yêu thương người khác, trước hết phải học cách yêu chính mình.

Làm những việc nhỏ khiến bạn hạnh phúc là cách kiểm soát, nâng cao tâm trạng, giúp bạn vượt qua guồng quay hàng ngày.

Lilly, sinh viên năm 2, Đại học Queen chia sẻ việc chăm sóc bản thân đòi hỏi những phương pháp điều trị đắt tiền và những thú vui xa hoa là quan niệm sai lầm. Đôi khi, chỉ cần một khoảnh khắc nhỏ bạn chú ý hơn đến bản thân sẽ khiến mọi thứ dễ chịu.

Ví dụ như rời khỏi nhà sớm hơn bình thường, đi bộ đến giảng đường, ngắm cảnh trên đường. Sau kỳ thi giữa kỳ, hãy về nhà và ăn 1 bữa bổ dưỡng thay vì lên thư viện để học thêm. Tạm dừng so sánh, ghen tị với thành công của người khác, cũng là một cách.

Ước tính, trong 1 năm, có 51 lần Gen Z mua quà tặng bản thân, chi tiêu trung bình cho bản thân khoảng 828 USD/năm, theo Mirror.

Khoảng 37% chăm sóc bản thân bằng cách đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc da, trị liệu spa hay mua đồ trang điểm, đồ trang sức. Socola, đi ăn nhà hàng và sách là những món quà hàng đầu dành cho bản thân. Bên cạnh đó, nến thơm, thẻ tập cũng rất phổ biến.

Khoảng 26% sẽ mua quà nhỏ tặng bản thân khi vừa trải qua 1 ngày tồi tê, khoảng 41% vẫn tự tặng quà dù đó là 1 ngày tốt lành. 

 

Chantelle Dyson đi du lịch đến Tây Ban Nha. Ảnh: Walesonline


Chantelle Dyson lấy chồng sớm và ly hôn ở tuổi 26. Cô bắt đầu thiết lập thói quen, cuộc sống mới, không muốn bỏ lỡ giây phút nào. Cô chăm sóc bản thân nhiều hơn, luôn quan niệm rằng dành thời gian một mình giúp bạn thực sự hiểu bản thân hơn, thành công hơn.

Chantelle cho biết hẹn hò với chính mình là cách chăm sóc bản thân tuyệt vời. "Làm những gì bạn thực sự muốn làm và luôn muốn làm. Bắt đầu từ những việc nhỏ như đi xem phim một mình. Chia sẻ trải nghiệm với những người thân yêu. Luôn nhớ giữ an toàn và vui vẻ", cô cho biết.

Nghiên cứu cũng cho thấy 17% người trẻ tham gia khảo sát không thường xuyên chăm sóc bản thân, 52% nghĩ rằng họ nên nỗ lực nhiều hơn để chăm sóc bản thân, chỉ khoảng 7% thừa nhận cảm thấy tiếc sau khi chi nhiều tiền cho bản thân.

Hoàng Dung

Bạn trai cũ đăng 'ảnh nóng' lên mạng, cô gái đòi bồi thường 6,3 tỷ USD

Cô gái 26 tuổi kiện bạn trai cũ, đòi bồi thường 6,3 tỷ USD vì người này chia sẻ "ảnh nóng" của cô trên mạng xã hội.

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Nữ sinh chuyên Ams: Vào Đảng năm lớp 12, muốn thành giáo viên Hóa

Ngoài yêu thích môn Hóa học, nữ sinh trường Ams còn dành đam mê với Hội họa. Thành tích học và những giải thưởng, hoạt động ngoại khóa đã giúp em vào Đảng khi mới là học sinh lớp 12.

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Tố cáo thầy giáo quan hệ tình dục với học sinh lớp 9

Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gửi thông báo đến Trường THCS Tân Dân, xã Hùng Tiến về việc tạm giữ thầy L.V.H. để điều tra hành vi quan hệ tình dục với học sinh.

Thầy giáo chia sẻ công thức khởi nghiệp thành công cho người trẻ

Theo ThS Việt, có ý tưởng tốt và phù hợp chỉ có thể là một điểm cộng chứ không thể bảo chứng cho việc khởi nghiệp thành công được. Việc kinh doanh thành công cần nhiều hơn như thế.

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộc

Một công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !