Người giữ gìn "báu vật" giữa biển khơi

Ở trạm hải đăng Ba Làng An - người gác đèn đang chăm chút lau chùi ngọn đèn biển. Họ nâng niu ngọn đèn như báu vật quý giá để ngọn đèn luôn sáng giữa biển khơi.

Bền bỉ và lặng lẽ giữa bốn bề mênh mông sóng nước. Bất kể mưa nắng, bão giông, hàng chục năm qua, ngọn đèn sáng trong đêm chưa một lần lỗi hẹn với tàu, thuyền trên biển. Đó là nhờ sự cống hiến thầm lặng của những người canh gác đèn biển.

Trao ánh sáng, trao niềm tin

Tiết trời đang bước vào giai đoạn chuyển mùa. Không khí cuối năm nhà nhà tất bật chuẩn bị đón năm mới thì những người gác đèn biển ở Trạm hải đăng Ba Làng An, thôn Phú Quý, xã Bình Châu (Bình Sơn) vẫn lặng lẽ bám trụ với công việc của mình. Chúng tôi đến Ba Làng An đúng vào lúc người gác đèn đang chăm chút lau chùi ngọn đèn biển. Họ nâng niu ngọn đèn như báu vật quý giá để ngọn đèn luôn sáng giữa biển khơi. “Mỗi ngày, chúng tôi phải leo lên hàng chục bậc thang không biết bao nhiêu lần để kiểm tra đèn chiếu sáng. Nó trở nên vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng tôi”, ông Nguyễn Sinh Thái chia sẻ.

Người giữ gìn
Ông Nguyễn Sinh Thái kiểm tra hoạt động của đèn biển.

Trạm hải đăng Ba Làng An có vị trí cách mực nước biển 36,5m. Công việc hằng ngày của người gác đèn biển là lau chùi, kiểm tra cường độ sáng đèn hải đăng chính và đèn phụ, hệ thống pin mặt trời, ắc quy, sau đó ghi vào nhật ký. Công việc tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được. Ông Thái cho biết thêm: “Phải quen với công việc và chịu được độ cao mới làm tốt được”. Nếu đèn xảy ra sự cố, người gác đèn phải nhanh chóng sửa chữa. Nếu bị hư hỏng nặng phải báo công ty để có người đến sửa kịp thời. Thời gian sửa chữa phải nhanh. Bởi chậm trễ an toàn hàng hải sẽ không được đảm bảo.

Leo lên vị trí đèn chiếu sáng, chúng ta có thể phóng tầm mắt ra biển cả bao la. Trước mắt chúng tôi là hàng chục chiếc tàu thuyền lớn nhỏ. Nhưng giữa biển cả rộng lớn những con tàu đó trở nên bé nhỏ vô cùng. Đèn chiếu sáng ở trạm hải đăng có ý nghĩ vô cùng quan trọng. Đây chính là niềm tin cho những chuyến tàu trên biển. Ông Phạm Sỹ Đức - Trạm trưởng cho biết: “Đèn sáng ở Ba Làng An chớp nhóm 2, chu kỳ 6 giây. Ở vị trí này, chúng tôi phát hiện ra tàu thuyền nào đang gặp sự cố để cứu giúp kịp thời”.

Thời gian bật tắt đèn vào mùa đông bật đèn vào 17 giờ chiều và tắt đèn vào 6 giờ sáng. Mùa hè bật đèn vào 18 giờ chiều và tắt đèn vào 5 giờ sáng. Lúc nào cũng phải đảm bảo đèn chiếu sáng liên tục. Buổi tối gồm 3 người trực. Cứ 18 giờ chiều đến 21 giờ trực 4 tiếng. Từ 22 giờ đến 5 giờ sáng thay phiên nhau trực 2 tiếng một lần. Người này trực người kia tranh thủ chợp mắt. Trong suốt ca trực phải thường xuyên leo lên trụ đèn để kiểm tra độ sáng để điều chỉnh hợp lý.

Vào mùa mưa bão công việc của họ càng quan trọng hơn. Đèn chiếu sáng dễ hư hỏng nên cường độ kiểm tra càng liên tục. Trèo lên trèo xuống trở nên rất đỗi bình thường với những người gác đèn biển. “Có bão chúng tôi làm cùm rào xung quanh đèn để đèn không bị quật ngã. Và ngủ không đủ giấc là chuyện thường tình. Phải yêu nghề mới chịu được sự gian khó”, ông Phạm Sỹ Đức khẳng định.

Khác quê hương – chung lý tưởng

Gác đèn biển ở Trạm Ba Làng An có 5 người. Mỗi người đến từ mỗi nơi khác nhau nhưng trong họ đều có chung niềm khao khát được giữ mãi ánh sáng và trao niềm tin cho những chuyến tàu lênh đênh trên biển rộng.

Ông Phạm Sỹ Đức 48 tuổi, Trạm trưởng Trạm hải đăng Ba Làng An đã có 25 năm trong nghề gác đèn biển. Quê ở tận Hà Tĩnh, vào Trạm hải đăng Ba Làng An công tác còn vợ con sống ở Đà Nẵng, lâu lâu mới có dịp về thăm gia đình. Ông Đức, tâm sự: “Làm công việc này, tôi thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. Đặc biệt, vợ con luôn là nguồn động viên lớn nên nhiệm vụ nào trong suốt 25 năm qua tôi đều hoàn thành tốt. Anh em ở đây giống như gia đình thứ 2 của tôi vậy”.

Nhận nhiệm vụ về Trạm Hải đăng Ba Làng An công tác, là người trẻ nhất trong trạm, chàng thanh niên Nguyễn Văn Thắng (30 tuổi) quê ở Nghệ An luôn cần mẫn, miệt mài trong công việc. Tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng việc nào giao anh đều hoàn thành tốt. “Đợt bão năm 2013, mưa to gió lớn tưởng như có thể thổi bay, nhưng tôi vẫn không ngại trèo lên canh giữ ngọn đèn. Nếu giờ, cho tôi chọn, tôi vẫn chọn công việc gác đèn này”, anh Thắng vui vẻ tâm sự.

Theo ông Đức, khó khăn anh em gặp phải không phải là gió mưa mà đó chính là nguồn nước. Để có nước sinh hoạt hằng ngày thì họ phải lấy nước mưa dự trữ vào bể để dùng. Còn nước uống và nấu ăn thì họ xuống nhà dân để mua. Vào mùa hè, nước càng thiếu trầm trọng. Nhưng điều đó không cản trở những người gác đèn biển hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Đăng Sương/baoquangngai.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !