Người dân xóm phao giữa sông Hồng chật vật chống chọi với giá rét

Những ngày mùa đông lạnh giá, đến xóm phao ở bãi giữa sông Hồng, chứng kiến cuộc sống chật vật của những người nghèo trong không gian u tịch, nhiều người không khỏi xót xa.

Ẩn mình dưới chân cầu Long Biên nhiều năm nay là xóm phao khu bãi giữa sông Hồng, nơi tập trung rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Khung cảnh đối lập hoàn toàn với cuộc sống đông đúc, ồn ào của một Hà Nội rực rỡ; nơi đây im ắng, tĩnh lặng lạ thường vào mùa đông rét mướt; người dân ngồi co ro trong những chiếc bè mà họ thường gọi là ngôi nhà của mình.

{keywords}
Khu xóm phao ở bãi giữa sông Hồng.

Những ngày Hà Nội giá buốt, nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 10 độ C, ông Nguyễn Văn Phương (60 tuổi) không thể đi làm được. Ngồi trên chiếc bè xiêu vẹo ở cuối xóm, ông Phương kể: “Tôi quê gốc ở xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cuộc đời đưa đẩy đến đây cũng đã mấy chục năm. Ngày trước, khi bệnh hen suyễn và khớp chưa nặng, tôi vào bờ làm đủ thứ nghề, ai thuê gì thì làm nấy, miễn sao có cái ăn qua ngày. Cách đây 7 năm, vợ tôi bị bệnh rồi qua đời. Tôi sau đó cũng yếu dần và đến giờ thì không làm nổi gì nữa, tay chân lúc nào cũng run lẩy bẩy, mí mắt giật liên tục. Mấy hôm nay trời trở rét đậm làm tôi không sao ngủ được. Đêm đông gió lùa tứ phía, gần sáng thì hơi nước từ sông bốc lên làm sàn bè lạnh buốt", ông Phương bùi ngùi chia sẻ về cuộc sống gắn bó với căn nhà phao chìm nổi theo con nước.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Phương ngồi co ro trong nhà phao dập dềnh giữa sông Hồng.

"Cái khó ló cái khôn", ở đây chưa có điện, nhưng tối đến nhà ai cũng sáng đèn. Nhà ông Phương cũng vậy. Khi màn đêm buông xuống, ông đấu nối những chiếc bình ắc quy tích điện loại 12V ở một góc bè để bật đèn. Dù chỉ là ánh đèn leo lét nhưng không khí cũng ấm áp hơn, xua bớt cảm giác u tịch bên ngoài.

“Cả xóm phao chưa nhà nào có điện nên ai cũng phải có cái bình ắc quy nhỏ hoặc vài tấm pin năng lượng mặt trời trên nóc bè để tích điện dùng cho việc thắp sáng vào buổi tối. Những hôm trời không nắng thì có hộ tối mù mịt”, ông Phương nói.

{keywords}
Những chiếc bình ắc quy tích điện loại 12V giúp căn nhà ông Phương có thêm ánh sáng để sinh hoạt.

 

{keywords}
Ông Phương tự chế "ăng-ten" để nghe đài mỗi ngày.

Tương tự hoàn cảnh của ông Phương, ông Nguyễn Văn Bình (SN 1951) từ một vùng quê nghèo về Hà Nội kiếm việc mưu sinh, không có đủ điều kiện để sống “trên bờ” nên ông xuống khu này tá túc qua ngày. Ông Bình kể: “Không biết trên bờ thế nào chứ nhà dưới nước như chúng tôi lạnh lắm. Ba bố con đeo đến 4 lớp tất đi ngủ mà vẫn bị cước chân. Trước tôi cũng có nhà, có đất ở Đông Sơn (Thanh Hóa) nhưng vì mẹ bị ung thư nên bán hết để chạy chữa. Năm 1991, tôi đưa con ra đây rồi ở lại. Bao năm rồi vẫn nghèo mãi. Hai thằng con tôi đều ngót ngét 30 mà vẫn chưa lấy được vợ. Nói mà tủi thân nhưng nhà chẳng có, hộ khẩu cũng không, chúng nó đi làm xe ôm, giao hàng chạy bữa thì ai chịu về làm dâu”.

{keywords}
Phòng bếp chật chội nhưng khá ngăn nắp.

Bà Phạm Thị Thu (63 tuổi) thì chia sẻ, thời tiết năm nay khó chịu hơn những năm trước, từ đầu mùa rét đến giờ bà ốm liên tục, một phần cũng do sức khỏe ngày càng yếu đi, phần nữa là vì chiếc bè ngày cũng bị xuống cấp.

{keywords}
Những ngày lạnh, bà Thu mặc đến 5 chiếc áo và đắp lên người 2 - 3 chiếc chăn mà vẫn cảm thấy lạnh.

Theo lời kể của bà Thu, bà đã ở bãi giữa sông Hồng được 30 năm cùng với chồng là ông Nguyễn Đức Lương (60 tuổi, bị tật ở 1 bên mắt). Hai ông bà không có con. Ngày còn khỏe thì bà Thu nhặt sắt vụn, còn ông Lương đi làm thuê. Những ngày trái gió trở trời, hai ông bà không đi làm được, đành ở nhà ăn cơm nguội với nước mì tôm pha.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Được (74 tuổi), trưởng xóm phao cho hay, hiện tại xóm có tổng cộng 30 gia đình với 86 người sinh sống trong những căn nhà tạm dựng trên bè ở bãi giữa sông Hồng.

“Người dân ở đây đến từ khắp nơi như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa,…Bản thân tôi là người Bố Trạch (Quảng Bình) nhưng lưu lạc ra đây từ năm 1988. Đến năm 2004, xóm bãi giữa sông Hồng được thành lập, người dân ở đây đều không có hộ khẩu, không có nghề nghiệp ổn định nên người khỏe thì vào chợ trong phố bốc vác thuê, còn người yếu thì đi nhặt ve chai, bán đồng nát kiếm sống”.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Được, trưởng xóm phao.

Cũng theo ông Được, do các gia đình ở xóm Phao chủ yếu là người lưu lạc ở nơi khác đến, không có giấy tờ, hộ khẩu, thành ra hơn 30 năm qua họ không có bảo hiểm y tế. Những người ốm đau nặng như ông Phương không dám đi viện điều trị vì không có khả năng chi trả viện phí, thuốc men, dẫn đến tình trạng sức khỏe ngày càng yếu.

{keywords}
Những gia đình sống lênh đênh ở xóm phao bãi giữa sông Hồng.

 

{keywords}
Sống trên mặt nước nhưng họ rất thiếu nước sạch.

 

{keywords}
Nhiều người bán ngô, khoai kiếm sống qua ngày. Ban ngày tất bật nấu nướng, đến tối cho nồi lên xe đạp cọc cạch, rong ruổi trên các con phố đông người qua lại.
{keywords}
Cuộc sống thiếu hơi ấm của người nghèo trên chiếc bè chật chội, quây tạm bằng vài tấm liếp, tấm bạt.

 

{keywords}
Tối đến, khi thành phố lên đèn đẹp lung linh thì họ co ro vào những chiếc chăn cũ kĩ.

Nằm cách đó không xa là khu "xóm liều" (còn được gọi là "khu ổ chuột") cũng nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, nơi có những khu nhà trọ xập xệ, dột nát. Cư dân "khu ổ chuột" làm đủ nghề, từ bốc vác, kéo xe, bán hoa quả dạo, nhặt ve chai, giúp việc... Những ngày trời rét, mọi hoạt động gần như bị "đóng băng", họ hầu như không làm được gì, thu nhập cũng không có. Họ ngồi im trong nhà tránh rét vì có ra đường cũng chẳng bán được hàng.

{keywords}
Những chiếc nhà mà thoạt nhìn qua, không ai nghĩ đó là nơi cư trú của con người.

 

{keywords}
"Căn nhà" chắp vá sơ sài từ những tấm bạt trên những khung gỗ ọp ẹp.

Ngồi trong nhà, trùm kín chăn nhưng cũng "chẳng ăn thua" vì căn nhà ẩm thấp, lợp mái phibrô xi măng. Có những căn được chắp vá hoàn toàn bằng bìa carton hoặc thùng xốp, tất cả đều bừa bộn quần áo. Không bếp sưởi, không bình nóng lạnh… Cứ thế, người dân phải chống chọi với cái rét từ năm này qua năm khác.

{keywords}
Người dân xóm ngụ cư chật vật chống chọi với cái rét từ năm này qua năm khác.

 

{keywords}
Khó khăn, vất vả mưu sinh là vậy nhưng những người dân ở đây vẫn luôn cố bám trụ bởi họ không còn con đường mưu sinh nào khác.

Bảo Khánh

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !