Người đái tháo đường có nên ăn miến thay cơm?

Đoạn tuyệt đồ ngọt, ăn miến thay cơm, ăn khoai lang nướng thay luộc…là những sai lầm mà hầu như người mắc đái tháo đường nào cũng gặp phải.

Khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường (ĐTĐ). Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Dự kiến số người mắc đái tháo đường tại Việt Nam sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045.

Mặc dù số mắc ngày một gia tăng, tuy nhiên chế độ dinh dưỡng cho người ĐTĐ không phải bản thân người bệnh nào cũng biết. Dưới đây là những sai lầm mà trong quá trình khám, tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ chúng tôi thường gặp.

Đoạn tuyệt đồ ngọt

Người ĐTĐ có xu hướng là kiêng ngọt, thậm chí kiêng hoàn toàn, điều này là sai lầm. Bởi người ĐTĐ cũng như người bình thường, đặc biệt người ốm cần nhiều năng lượng, đường để phục hồi cơ thể, có năng lượng cung cấp cho cơ thể vì thế nếu kiêng tuyệt đối cơ thể vẫn cần đường để nâng đường huyết, tạo năng lượng cho cơ thể nên sẽ phải lấy năng lượng từ đạm, mỡ.

Việc này là trái với tự nhiên, sinh ra nhiều sản phẩm độc, nhiều loại mỡ không tốt làm tăng xơ vữa động mạch, tăng sản phẩm độc và tăng biến chứng.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Khi kiêng đường tuyệt đối dẫn đến lúc đói đường huyết rất hạ nhưng no thì đường huyết lại tăng cao. Đó là cơ chế kháng insulin do kiêng đường tuyệt đối làm đường huyết dao động, dẫn đến biến chứng, làm tăng biến chứng.

Do vậy người bệnh ĐTĐ không nên kiêng tuyệt đối đường mà cân bằng dinh dưỡng theo các nhóm đạm, đường, mỡ.

Tiết giảm tinh bột

Ăn ít tinh bột đường không tốt, mà phải ăn cân đối đạm đường mỡ. Theo các nghiên cứu thì lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể phải bằng ít nhất 60-65% trong tỉ lệ năng lượng. Ngoài ra mỡ 20-25%; đạm 10-15% để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ăn ít tinh bột khiến người bệnh luôn luôn háo ngọt, luôn thiếu năng lượng. Mà khi cơ thể thiếu thì phải lấy từ nguồn khác. Hơn thế nữa, người đái tháo đường ăn ít tinh bột khiến kiểm soát đường máu không tốt dẫn đến tình trạng đói thì hạ đường huyết và no thì tăng. Điều này làm mất cân bằng.

Chưa kể, việc ăn ít tinh bột còn làm giảm đường máu, năng lượng cung cấp đường cho não ít đi, dẫn đến nguy cơ teo não. Quên nhiều ở người ăn ít tinh bột, và người ĐTD ăn ít tinh bột thì tỉ lệ quên cũng cao hơn người ăn nhiều tinh bột.

Ăn miến thay cơm

Theo dân gian miến là tốt cho bệnh nhân ĐTĐ, có nhiều người bệnh ăn miến thay cơm để điều trị ĐTĐ, tuy nhiên, ăn thường xuyên không tốt vì chỉ số tăng đường huyết GI của miến lên tới 95%; nếu ăn đường chỉ số GI 100%; cơm chỉ 83%; gạo lứt 73%.

Chỉ số tăng đường huyết của miến tăng hơn nhiều so với cơm nên nếu ăn thường xuyên sẽ kiểm soát không tốt dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng.

Một nhầm lẫn khác mà người ĐTĐ rất hay gặp phải là nghĩ miến với củ dong là như nhau. Nhưng thực tế củ dong nhiều chất xơ tốt, còn miến là tinh bột dong qua nhiều khâu chế biến khác nhau nên ăn miến làm tăng đường huyết.

Chúng tôi khuyên người ĐTĐ không nên ăn nhiều miến, chỉ ăn thưởng thức chứ không nên ăn thường xuyên.

Bánh mì thay cơm

Bánh mì làm tăng đường máu nhanh, cao. Bánh mì trắng ăn vào đã tăng, chỉ số tăng đường huyết GI của bánh mì lên 99%. 100gam bánh mì bằng 100 gam đường trong khi cơm chỉ 83%, cơm ăn kèm rau cá thì càng tăng chậm hơn so với ăn bánh mì.

Do đó, người ĐTĐ cũng không nên ăn bánh mì thường xuyên chỉ thưởng thức chứ ăn thường xuyên làm kiểm soát đường huyết không tốt, tăng nguy cơ biến chứng.

Ăn khoai nướng cho đỡ ngán

Khoai lang luộc làm kiểm soát đường huyết tốt hơn vì chỉ số tăng đường máu của khoai lang luộc chỉ 64-65%. Còn khoai lang nướng thì GI lên tên 140%; khoai tây, khoai ngọt thì lên hơn 50%. Khi luộc là đường đa, khi nướng thì thành đường đơn khi ăn vào hấp thu vào máu làm tăng đường máu rất cao. Các loại ngũ cốc không nên nướng mà ăn ở dạng luộc tốt hơn nhiều.

Ăn nhiều hoa quả tăng đường máu?

Người ĐTĐ không cần kiêng hoa quả mà càng ăn đa dạng càng tốt vì chúng cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng giúp chuyển hoá, thải loại chất độc ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên ăn nhiều không tốt vì làm lượng đường nhiều hơn.

Không cần kiêng tuyệt đối nhưng chú ý loại hoa quả thông thường ăn lúc nào cũng được còn vải, nhãn, xoài, đu đủ, mít, sầu riêng làm tăng đường huyết lên nhanh thì nên ăn xa bữa ăn chính hoặc ăn sau ăn 2 tiếng.

Đối với những loại quả này nên ăn trước bữa ăn 1 tiếng là tốt và ăn khẩu phần 5-10 quả vải, vài miếng dưa, đu đủ chứ nếu ăn nửa cân vải, 1/4 quả dưa hoặc cả 1 quả xoài to thì đều không tốt.

Nguyên tắc ăn xa bữa để 2 loại đường không cộng vào nhau và chỉ ăn 1 khẩu phần vừa bổ sung năng lượng vitamin khoáng chất mà không gây hạ đường máu. Xu hướng gần lúc đói đường máu hạ thì phải ngăn chặn bằng ăn thêm hoa quả vào giữa buổi thì lại tốt cho người ĐTĐ.

Bị tiền tiểu đường có chữa khỏi được không?

Bị tiền tiểu đường có chữa khỏi được không?

Việt Nam có khoảng trên 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường), 2/3 số này (khoảng 70%) sẽ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ tử vong cao. Vậy người bị tiền đái tháo đường liệu có chữa khỏi được không?

TS. Đỗ Đình Tùng

PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !