Người bị dị ứng mức độ nào tiêm được vắc xin phòng Covid-19?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn khi hiện nay nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19

{keywords}
Người có cơ địa dị ứng có được tiêm vắc xin? 

Dị ứng mức độ nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19

TS.BS Nguyễn Minh Điền, PGĐ Trung tâm Phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những trường hợp dị ứng mức độ nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19. 

Giải thích điều này rõ hơn với phóng viên Infonet, TS Phạm Quang Thái – Trưởng phòng tiêm chủng khu vực phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, dị ứng cũng có nhiều mức độ. 

“Nếu dị ứng ở mức độ phản vệ từ độ 2 trở lên thì chắc chắn không được tiêm dù là ở bệnh viện hay ở đâu.

Còn nếu chỉ dị ứng ở mức độ nổi mề đay bình thường thì những trường hợp này có thể tiêm được nhưng cần tiêm và theo dõi tại bệnh viện/trung tâm y tế – nơi có phòng cấp cứu chứ không phải tiêm ở phường xã hay những điểm tiêm ở ngoài bệnh viện”, TS Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

TS Thái giải thích, dị ứng là một phản ứng bất lợi của cơ thể đổi với một chất lạ từ bên ngoài vào cơ thể với nhiều dị nguyên khác nhau. Thậm chí có người bị tì đè lên người cũng có thể nổi đỏ lên. Đó gọi là dị ứng áp lực.

“Dị ứng có nhiều mức độ và với những người có cơ địa dị ứng thì thông thường có chất lạ vào cơ thể thường họ sẽ có phản ứng quá mức với chất lạ đó. Và vắc xin cũng là một loại chất lạ. Cho nên với những người có cơ địa dị ứng thì thường có những phản ứng bất lợi vượt quá thông thường”, TS. Thái bày tỏ. 

Cần phân biệt sự khác nhau giữa dị ứng đơn thuần dạng mày đay và phản vệ

TS. Thái cho biết, dị ứng đơn thuần chỉ dừng lại ở nổi mẩn ngoài da, ngứa, không có các biểu hiện đe dọa tính mạng còn phản vệ kèm thêm các biểu hiện như: giãn mạch, giải phóng dịch từ trong lòng mạch ra ngoài, dẫn đến phản ứng khác của cơ thể nặng hơn như tụt huyết áp, phù nề thanh khí quản, khó thở …

“Phản vệ được xếp theo 4 cấp độ 1, 2, 3, 4. Những người có cơ địa phản ứng phản vệ từ độ 2 trở lên sẽ có từ 2 biểu hiện của da, hô hấp hay huyết áp trở lên. Ở da như mày đay, phù mạch, ở hệ hô hấp có khó thở (hoặc khó nói), thở rít; Tụt huyết áp hay hệ quả của nó là rối loạn ý thức hoặc đau bụng, rối loạn tiêu hóa.. 

Cơ bản, phản vệ độ hai chính là một dạng dị ứng nặng phải điều trị nếu không sẽ tiến triển lên độ ba và nguy cơ tử vong. Vì vậy, với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên sẽ chống chỉ định với tiêm vắc xin Covid-19 dù bất kỳ phản vệ với cái gì (trứng, thuốc kháng sinh, tôm cua, hải sản…).  Theo quy định của Bộ Y tế, những trường hợp này đều không được tiêm vắc xin trong giai đoạn này”, TS Thái nhấn mạnh.

Vị bác sĩ này cũng thông tin thêm, trên thế giới, một số nước vẫn cho các trường hợp phản vệ với các chất không có trong thành phần của vắc xin được tiêm phòng vắc xin Covid- 19.

Tuy nhiên, nhưng những trường hợp này đều được theo dõi hết sức cẩn trọng trong bệnh viện bởi người bị phản vệ với thứ này không có nghĩa là họ sẽ phản vệ với vắc xin.

Với những trường hợp đã từng phản vệ với liều tiêm trước hoặc phản vệ với thành phần tương tự với vắc xin như phản vệ với đường, lúa mì, rượu, mĩ phẩm, chất hoạt động bề mặt (loại tương tự như dùng cho sản xuất bánh kem) đều bị chống chỉ định tuyệt đối và không có quốc gia nào khuyến cáo test dị nguyên trước khi tiêm chủng vắc xin COVID-19.  

Nhấn mạnh lại một lần nữa, những trường hợp có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên không được tiêm. Do đó, khi đi tiêm, các bác sĩ thường khai thác rất kỹ tiền sử dị ứng, người tiêm sẽ mô tả dị ứng như thế nào từ đó bác sĩ sẽ đánh giá mức độ. 

“Nếu dị ứng từ phản vệ độ 2 thì chắc chắn không được tiêm dù ở bệnh viện hay các điểm tiêm khác. Còn nếu chỉ dị ứng (nổi mề đay) thì đến tiêm tại bệnh viện chứ không thực hiện ở các điểm tiêm ngoài bệnh viện”, TS Thái nói.

Người đi tiêm cần lưu ý những gì? 

Ngoài ra, TS Thái cũng khuyến cáo, tất cả mọi người trong đó người có cơ địa dị ứng cần lưu ý khi đi tiêm. 

Theo đó, trước khi đi tiêm thì phải đảm bảo mình không có nguy cơ nhiễm Covid-19. Vì nếu có nguy cơ mà lại đến điểm tiêm thì gây nguy cơ cho người khác. 

“Người tiêm cần điền phiếu thông tin sàng lọc trước khi đi tiêm. Hiện phần lớn các cơ sở tiêm chủng yêu cầu người dân phiếu khai trước khi đi tiêm. Việc làm này tránh gây ùn tắc tại điểm tiêm, rút ngắn thời gian phân loại, hạn chế việc tập trung đông người”, TS Thái nói.

Với những người có bệnh lý nền, nên được khám chuyên khoa trước nếu đủ điều kiện tiêm chủng mới đến điểm tiêm chủng. Trước khi đi tiêm mọi người nên ăn no, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng.

Tại điểm tiêm cần tuân thủ 5K, thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh lý của bản thân và tất cả những phản ứng bất lợi của những lần tiêm trước (nếu có) cho bác sĩ. 

Ngay cả với những phản ứng bất lợi với những vắc xin thông thường mà cá nhân đã từng tiêm trước đó thì bạn cũng cần cung cấp cho bác sĩ để họ cân nhắc nên tiêm hay không.  

“Sau khi tiêm xong, cần tự theo dõi sức khoẻ bản thân, ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút, người nào có tiền sử dị ứng thì nên ở lại 1 tiếng để theo dõi sức khoẻ sau tiêm và ngay lập tức thông báo tới bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ”, TS Thái nhấn mạnh. 

Về việc có cần thiết phải test dị ứng trước khi tiêm vắc xin hay không, PGS. TS. BS Đào Xuân Cơ, PGĐ BV Bạch Mai khẳng định “không cần thiết”. 

Điều này cũng được TS. BS Nguyễn Minh Điền bổ sung thêm, nếu thử thì phải thử với chính vắc xin sẽ được tiêm và khi thử test nội bì nếu có dị ứng phản vệ thì một lượng nhỏ nó vẫn phản vệ.

Hơn nữa, nếu thử test trước khi tiêm vắc xin sẽ vô cùng tốn kém nguồn lực như thế khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì lợi ích mang lại không nhiều mà nguy cơ thì vẫn thế. 

 N. Huyền

Lan truyền clip uống nước gừng, mật ong tự chữa Covid-19, bác sĩ nói gì?

Lan truyền clip uống nước gừng, mật ong tự chữa Covid-19, bác sĩ nói gì?

Gần đây, nhiều người chia sẻ clip cuộc nói chuyện của một phụ nữ Việt kiều về kinh nghiệm chữa trị khỏi bệnh cho con trai mắc Covid-19 tại nhà ở nước ngoài. Bác sĩ nói gì về cách chữa này?

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: Hà Nội nên thí điểm cách ly F1, F0 tại nhà

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: Hà Nội nên thí điểm cách ly F1, F0 tại nhà

Dù số ca Covid-19 không nhiều nhưng Hà Nội nên thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà để nếu số ca có tăng thêm thì Hà Nội đã có kinh nghiệm xử lý, không còn lạ lẫm - Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương đề xuất

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !