Ngồi la liệt trong siêu thị chờ thanh toán ở TP.HCM
Ngày 7/7, các siêu thị tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận tình trạng người dân đổ xô đến mua thực phẩm. Một số nơi thiếu hàng tươi sống, một số khác thì vẫn đầy đủ các mặt hàng.
Khoảng 11h ngày 7/7, hàng dài người xếp hàng phía ngoài siêu thị Emart Gò Vấp để khai báo y tế, chờ đo thân nhiệt để được vào trong mua hàng. |
Theo ghi nhận hầu hết người dân đều đổ dồn mua các thực phẩm tươi sống khiến cho quầy thịt lợn, thịt gà... bên trong siêu thị luôn trong tình trạng trống trơn. |
36 quầy thanh toán của siêu thị Emart hoạt động hết công suất nhưng không đủ phục vụ lượng khách hàng tăng đột biến. Nhiều người mệt mỏi, ngủ gục trên xe đẩy. |
Phía trong, nhiều người chờ hơn 2 giờ để được thanh toán. Họ ngồi la liệt, chờ đợi trong mệt mỏi. Một số cho biết do lo lắng khi các chợ đầu mối của TP.HCM phải tạm dừng, thực phẩm sẽ khan hiếm nên tranh thủ đi mua sớm. |
Quầy trứng các loại cũng trong tình trạng trống trơn. |
Chị Nguyễn Thị Kim Nhung (ngụ Gò Vấp) đang chở những túi hàng vừa mua được từ siêu thị. Chị đến từ 9h, mua hàng hết 30 phút và phải chờ gần 3 giờ mới có thể thanh toán được. "Thấy đông đúc cũng lo lắng nhưng hiện tại không nhiều siêu thị còn mở cửa, đành phải chịu đến đây mua thôi", chị Nhung chia sẻ. |
Tình trạng đông đúc cũng xảy ra tại siêu thị Big C Gò Vấp. Theo quản lý siêu thị cho biết, sáng 7/7, cơ sở này đón lượng khách gấp đôi so với những ngày trước, đỉnh điểm là tối ngày 6/7, siêu thị phải dừng tiếp nhận khách do quá đông. |
Tuy nhiên, người dân đến mua đồ được siêu thị sắp xếp di chuyển theo nguyên tắc 1 chiều, ra vào theo lối riêng. Hiện tại do lượng người quá đông nên Big C Gò Vấp chỉ đón 30-40 khách, mỗi lượt khoảng 20 phút. |
Mặt hàng rau củ bên trong siêu thị này vẫn còn khá nhiều, không xảy ra tình trạng khan hiếm, hết hàng. Người dân xếp hàng giãn cách. |
Trao đổi với Zing, đại diện Sở Công Thương TP.HCM khẳng định việc người dân dồn đến các điểm bán lẻ như 2 ngày qua là rất nguy hiểm. Cơ quan này đang triển khai các phương án điều tiết hàng hóa, đảm bảo có thể cung ứng đầy đủ cho TP, do đó người dân không cần "đánh đổi" sức khỏe và sự an toàn để chen nhau mua sắm thực phẩm lúc này. |
Hơn 100 chợ truyền thống đóng cửa: Tiểu thương lên chợ online
Bán hàng qua điện thoại và nhiều hình thức khác đang giúp tiểu thương cầm cự trong mùa dịch.
Theo zingnews.vn