Nghệ An tích cực phòng chống mua bán người

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm mua bán người (TPMBN).

Khu vực biên giới đất liền tỉnh Nghệ An tiếp giáp với địa bàn 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay của nước CHDCND Lào. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Hoa, Ơ Đu…), trình độ dân trí, nhận thức về pháp luật của quần chúng nhân dân nhìn chung đang còn nhiều hạn chế; đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn... Đây là những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh và tiềm ẩn những diễn biến phức tạp về hoạt động của TPMBN trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, khu vực biên giới đất liền của tỉnh nói riêng.

BĐBP Nghệ An tặng hòm thư tố giác người xuất nhập cảnh trái phép cho các thôn bản. 

 Thực tiễn công tác đấu tranh phòng ngừa TPMBN cho thấy, tình hình TPMBN trên địa bàn biên giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, quy mô, tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức chặt chẽ cả trong nước và nước ngoài, với sự tham gia của nhiều đối tượng, trên nhiều địa bàn khác nhau. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng mua bán người thường tổ chức thành các đường dây khép kín, có sự cấu kết chặt chẽ từ địa bàn nội địa, khu vực biên giới và ở nước ngoài; núp bóng dưới nhiều vỏ bọc, bằng nhiều chiêu thức khác nhau như môi giới xuất khẩu lao động, tuyển người đi làm trong các công ty, thông qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Wechat...) để tán tỉnh, hẹn hò, giả vờ yêu đương hoặc qua người thân để tiếp cận, rủ rê... sau đó lừa bán ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn tìm cách dụ dỗ phụ nữ miền núi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ly thân, ly hôn... mang thai từ 6 - 8 tháng tuổi đưa sang Trung Quốc sinh con, sau đó bán với giá từ 70 - 100 triệu đồng. Đặc biệt, gần đây còn nổi lên hoạt động của các đối tượng người Việt Nam tại nước ngoài móc nối với đối tượng ở trong nước, sử dụng “chiêu bài” quảng cáo trên các trang mạng xã hội để tuyển lao động “việc nhẹ, lương cao”; sau đó đưa ra nước ngoài (bao gồm cả xuất cảnh hợp pháp và trái phép) rồi ép buộc làm việc trong các casino, công ty đánh bạc trực tuyến, tổ chức lừa đảo sử dụng công nghệ cao... Nếu không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị phạt, thậm chí đánh đập, giam giữ; số lao động này muốn trở về Việt Nam phải ký giấy vay nợ và liên lạc cho người thân yêu cầu nộp tiền chuộc…

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng phòng PCMT&TP, BĐBP Nghệ An, cho biết: Qua theo dõi các chuyên án, vụ án do BĐBP Nghệ An phát hiện, bắt giữ nạn nhân trong các vụ mua bán người chủ yếu là phụ nữ, trẻ em gái độ tuổi từ 14 đến 25 tuổi. Thành phần của loại tội phạm này cũng hết sức đa dạng, từ đối tượng có tiền án, tiền sự đến công dân có nhân thân, lai lịch rõ ràng. Đặc biệt, đáng chú ý một số đối tượng trước đây là nạn nhân bị lừa bán, sau một thời gian ở nước ngoài đã có mối quan hệ với các đối tượng có nhu cầu lấy vợ Việt Nam, chủ các nhà hàng, quán bar... đã móc nối với các đối tượng ở trong nước hình thành các đường dây mua bán người hoặc tự quay trở về nơi cư trú trước đây tìm người lừa đưa ra nước ngoài để bán. Nhìn chung, các đối tượng đều có nhận thức sai lệch về pháp luật, với tuổi đời từ 25 đến 40 tuổi.

 Để đấu tranh với TPMBN, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người; tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp TPMBN...

Nạn nhân trong các vụ mua bán người chủ yếu là phụ nữ, trẻ em  gái 

Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt trong phòng, chống TPMBN, các đơn vị BĐBP tỉnh đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới. Các nội dung tuyên truyền tập trung vào Luật Phòng, chống mua bán người; phương thức, thủ đoạn hoạt động (đặc biệt là thủ đoạn mới hiện nay) của các đối tượng buôn người; phòng, chống di cư, xuất nhập cảnh trái phép... bằng nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của quần chúng nhân dân như: Thông qua hệ thống loa phát thanh của địa phương bằng nhiều thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng đồng bào); hệ thống pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các tuyến đường; phát tờ rơi, tranh ảnh; họp thôn, bản; tuyên truyền thông qua mạng xã hội... Năm 2022, BĐBP Nghệ An đã chủ động phối hợp với Cục Chính trị BĐBP, Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng bộ phim tài liệu “Dấu vết vụ mua bán người qua biên giới”. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của người dân trên địa bàn khu vực biên giới, tích cực tham gia tố giác, đấu tranh với hoạt động của TPMBN.

Bên cạnh đó, lực lượng BĐBP Nghệ An còn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, từng bước củng cố hệ thống chính trị cơ sở, góp phần hạn chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh của TPMBN.

 NH

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !