Nghệ An: Giá dầu cao kỷ lục, đánh bắt thua lỗ, hàng trăm tàu nợ quá hạn

Giá xăng, dầu liên tục tăng cao khiến ngư dân gặp khó trong việc ra khơi, đánh bắt. Nhiều tàu cá công suất lớn ở huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) phải nằm bờ dài ngày; ngư dân bỏ tàu… đi làm thuê nhiều nơi khác.

Tàu thuyền nằm bờ

Đi dọc cảng Lạch Vạn (huyện Diễn Châu, Nghệ An) những ngày này, hàng chục tàu xa bờ đã kéo neo lên mạn tàu tránh bị rỉ sét khi đậu bờ dài ngày. Từ dịp Tết Nguyên đán 2022 đến nay, tàu nhiều thì đi được 10 chuyến biển, còn lại chỉ 6 - 8 chuyến.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Hậu (một chủ tàu cá ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu), giá dầu cao chót vót như thế này thì không thể ra khơi kiếm lời nổi.  

{keywords}

Hàng loạt tàu xa bờ Diễn Bích (huyện Diễn Châu) gác neo lên tàu cả tháng trời không ra khơi.

“Hồi trước giá dầu chỉ có 14.000 -15.000 đồng/lít, tôi đi biển còn kiếm sống được giờ dầu lên hơn 25.000 đồng/lít rồi thì một chuyến biển đội giá cỡ 45 triệu đồng chi phí đi trong vòng 1 tuần, nếu tính trung bình cả tháng đội lên mấy trăm triệu đồng, tiền lời thì bù hết vào tiền dầu. Những người không có khả năng lo chi phí thì cho thuyền nằm bờ”, anh Hậu cho hay.

Toàn xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu) có tới 150 tàu xa bờ công suất từ 400 CV trở lên. Nguồn hải sản khan hiếm trong vài năm trở lại đây khiến cho việc duy trì đánh bắt vất vả nay giá dầu cao nên 80% tàu phải nằm bờ, sản lượng đánh bắt trong quý I/2022 chỉ đạt 1.000 tấn.

Theo tính toán sơ bộ, chi phí nhiên liệu chiếm đến 70% tổng chi phí chuyến ra khơi của ngư dân nên giá nhiên liệu tăng giảm sẽ quyết định lỗ, lãi của mỗi chuyến đánh bắt. Từ đầu năm 2022 đến nay, mỗi tàu cá đều lỗ hàng trăm triệu đồng.

{keywords}
Giá xăng dầu tăng cao, khiến việc ra khơi, đánh bắt của ngư dân gặp khó.

Ngư dân Thái Văn Hải (trú xã Diễn Bích) chia sẻ, tôi có tàu 400CV, ra tết giờ đi được 7 chuyến nhưng lỗ đến 200 triệu đồng, giá dầu thì ngày một tăng cao nên bà con bỏ tàu lên bờ cả.

“Hiện tại, phần lớn chủ tàu đều thế chấp tài sản cho ngân hàng để đóng tàu và mua nguyên liệu ra khơi nên nếu lỗ chủ tàu rất khó có thể trả nợ vay. Nhiều gia đình đã bỏ tàu đi làm thuê trong Nam, ngoài Bắc cả. Tình hình như thế này thì anh em nghỉ biển không biết đến khi nào”, anh Hải buồn bã nói.

Ông Nguyễn Văn Liên – Phó chủ tịch UBND xã Diễn Bích cho biết, trong 3 năm qua, việc đánh bắt của bà con ngư dân tàu xa bờ ở địa phương sụt giảm mạnh về năng suất nên việc trả nợ đóng tàu gặp rất nhiều khó khăn. Theo tính toán thì Diễn Bích hiện hơn 110 tàu của bà con ngư dân nợ quá hạn tới hơn 45 tỷ đồng. Đã có 42 ngư dân bán tàu nhưng dư nợ ngân hàng vẫn còn lớn.

Tạo điều kiện cho ngư dân giãn nợ

Theo khảo sát của Phòng NN&PTNT Diễn Châu thì trong tổng số 278 tàu xa bờ của huyện thì hiện có tới hơn 100 tàu cá đã nằm bờ cả tháng trời chưa ra khơi hoạt động khai thác. Khai thác khó khăn cũng đã kéo theo hàng nghìn lao động hậu cần nghề cá cũng không có việc làm. 

Ông Phan Xuân Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: Trước những khó khăn của ngư dân, để giúp bà con không bị phát mại tài sản, chính quyền xã Diễn Bích đã có đề nghị với chính quyền huyện cũng như Sở NN&PTNT cũng như các ngân hàng tạo điều kiện cho bà con giãn nợ.

Tuy nhiêu nếu đánh bắt khó khăn như hiện nay kéo dài thì rất nhiều ngư dân sẽ không thể duy trì việc ra khơi đánh bắt. Trong thời gian tới chúng tôi đánh giá, sắp xếp lại đội tàu khai thác cho phù hợp với ngư trường hiện nay, để đảm bảo cho hoạt động khai thác của bà con.

{keywords}
Tàu về cập cảng không đánh bắt được hải sản giá trị, chỉ các loại cá tạp nhỏ

Cùng với trông chờ sự hỗ trợ của các ngành chức năng thì trong thời điểm hiện nay, các ngư dân cũng cần tìm cách để khắc phục tăng sản lượng khai thác. Trong đó, cần chú ý việc áp dụng các công nghệ, phát huy vai trò của các tổ liên kết tàu thuyền; chia sẻ ngư trường; nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc thay đổi cách thức bảo quản..., đảm bảo cho việc ra khơi, đánh bắt được thuận lợi hơn.

Bảo Trâm 

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !