Ngày 19/11: Có 9.625 ca COVID-19, trong đó Cần Thơ, Cà Mau và Bạc Liêu tăng số mắc

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 19/11 cho biết có 9.625 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố, trong đó Cần Thơ, Cà Mau và Bạc Liêu tăng số mắc so với hôm qua. Trong ngày có gần 2.000 ca khỏi; 102 trường hợp tử vong

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 18/11 đến 16h ngày 19/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.625 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 9.617 ca ghi nhận trong nước (giảm 592 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 4.995 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.339), Bình Dương (661), Tây Ninh (599), Đồng Nai (578), Đồng Tháp (509), Bà Rịa - Vũng Tàu (444), Bạc Liêu (425), Tiền Giang (382), Sóc Trăng (376), Bình Thuận (370), An Giang (365), Kiên Giang (307), Vĩnh Long (303), Hà Nội (287), Cà Mau (270), Cần Thơ (247), Trà Vinh (194), Bình Phước (183), Bến Tre (162), Khánh Hòa (154), Hậu Giang (123), Long An (112), Nghệ An (100), Thái Bình (99), Hà Giang (83), Thừa Thiên Huế (82), Lâm Đồng (80), Bắc Ninh (75), Quảng Nam (62), Bình Định (60), Nam Định (53), Quảng Ninh (49), Thanh Hóa (45), Gia Lai (44), Quảng Ngãi (41), Ninh Thuận (39), Đắk Nông (37), Vĩnh Phúc (32), Quảng Trị (30), Tuyên Quang (29), Đà Nẵng (26), Phú Thọ (23), Bắc Giang (22), Hải Dương (20), Điện Biên (17), Quảng Bình (16), Hà Nam (13), Phú Yên (11), Hưng Yên (8 ), Ninh Bình (6), Lạng Sơn (6), Yên Bái (5), Hòa Bình (4), Thái Nguyên (4), Cao Bằng (4), Bắc Kạn (1), Hải Phòng (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP HCM (-270), Tiền Giang (-240), Hà Giang (-152).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cần Thơ (+117), Cà Mau (+112), Bạc Liêu (+111).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.218 ca/ngày.

Ngày 19/11: Có 9.625 ca COVID-19, trong đó Cần Thơ, Cà Mau và Bạc Liêu tăng số mắc - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 19/11

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.075.094 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.909 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.070.011 ca, trong đó có 880.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (454.061), Bình Dương (246.668), Đồng Nai (81.067), Long An (37.119), Tiền Giang (23.481).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.971

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 883.564

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.596 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.116

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 930

- Thở máy không xâm lấn: 115

- Thở máy xâm lấn: 426

- ECMO: 9

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 18/11 đến 17h30 ngày 19/11 ghi nhận 102 ca tử vong tại TP HCM (55), Đồng Nai (12), Tiền Giang (12), Bình Dương (5), Bạc Liêu (4), Tây Ninh (2), Bình Thuận (2), Đồng Tháp (2), Kiên Giang (2), Cần Thơ (2), Bình Định (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Long An (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 93 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 137.677 xét nghiệm cho 280.046 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.701.024 mẫu cho 65.475.964 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 18/11 có 1.324.442 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 104.758.269 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.109.343 liều, tiêm mũi 2 là 38.648.926 liều.

Tự đặt mình vào vị trí người đi cách ly tập trung, để tìm ra cách tốt hơn

Tự đặt mình vào vị trí người đi cách ly tập trung, để tìm ra cách tốt hơn

Hà Nội đang có tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin ở tốp đầu cả nước thì không nên cực đoan cách ly tập trung hết các F1, F0.

Theo suckhoedoisong.vn

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đang cập nhật dữ liệu !