Tự đặt mình vào vị trí người đi cách ly tập trung, để tìm ra cách tốt hơn

Hà Nội đang có tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin ở tốp đầu cả nước thì không nên cực đoan cách ly tập trung hết các F1, F0.

Những ngày qua số ca mắc của TP.Hà Nội liên tục tăng riêng ngày 18/11 có 277 ca. Trong khi nhiều tỉnh thành đã cho cách ly F1 và F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà từ tháng 7 - 8 vừa qua thì chính quyền Hà Nội rất kiên trì bắt buộc cách ly tập trung gần đây mới đang thí điểm cho phép cách ly F1 tại nhà.
 
Còn với F0, thành phố sẽ thực hiện thí điểm các trạm xá lưu động để thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ trên địa bàn xã phường, thị trấn.

{keywords}
Nơi ăn nghỉ của một F0 sau khi được đưa đi cách ly tập trung trước đó tại TP.HCM

Trước nguy cơ số lượng  F0 sẽ gia tăng trên địa bàn, Hà Nội mới chỉ cho phép thí điểm cách ly F1 tại nhà đối với số ít trường hợp có điều kiện. 

Theo tôi, đến nay các tỉnh thành không riêng Hà Nội nếu có tỷ lệ tiêm vắc xin cao thì không cần thiết phải cách ly tất cả F0, F1 vào khu cách ly tập trung.

Theo các nghiên cứu mới nhất của các nước trên thế giới thì điều trị theo dõi F0 tốt nhất là tại gia đình. Mặt khác, tại Mỹ tài liệu mới nhất họ cũng khuyến cáo F1 đã tiêm đủ vắc xin chỉ cần tự theo dõi triệu chứng, không cần phải cách ly tại nhà, nếu có thể xét nghiệm lại sau 5 đến 7 ngày…

Ở giai đoạn trước chúng ta ít ca mắc, chủ yếu là ca lây nhiễm từ ngoài vào cộng đồng thì các biện pháp khoanh vùng, cách ly và xét nghiệm là rất hiệu quả nhưng hiện tại thì không còn phù hợp.

Việc cách ly chỉ làm thêm gánh nặng chi phí cũng như tăng thêm nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Các tỉnh, thành phố có thể tiến hành cho cách ly F1, F0 tại nhà. Với các F1 điều kiện gia đình, họ muốn được cách ly tập trung thì hỗ trợ đưa đi cách ly tập trung. Tương tự, F0 không triệu chứng, có điều kiện cách ly tại nhà đều có thể theo dõi ở nhà.

Thực tế đi kiểm tra các khu cách ly tập trung ở các tỉnh, môi trường sống ở một số khu cách ly chưa được tốt, thậm chí có những phòng cách ly rất hôi. Các khu cách ly tập trung thường khó đảm bảo vệ sinh vì nhiều nơi trưng dụng từ các trường học, các nhà văn hoá không phải là nơi để ăn, ở, chữa bệnh.  

Nếu tự mình đặt vào vị trí của người được cách ly tập trung, chúng ta có thể tìm ra giải pháp chống dịch tốt hơn.

Khi các nước đã trải qua các thời điểm dịch bệnh hoành hành và đã rút ra được kinh nghiệm, bài học thì chúng ta đi sau cứ nhìn vào các bài học đó để áp dụng, sẽ đạt hiệu quả cao trong việc sống chung với Covid-19, đó là giảm số ca tử vong xuống thấp nhất có thể.

Hiện tại, nếu các địa phương vẫn cố bóc F0 ra khỏi cộng đồng, mong muốn virus bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ là vô ích, tốn nhân lực y tế. Trong khi nguồn lực đó có thể dành để hỗ trợ nhân lực y tế ngay lúc này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, nhằm kịp thời động viên họ để yên tâm hơn với việc chống dịch lâu dài.

PGS Đỗ Văn DũngTrưởng khoa Y học Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM

Khánh Chi (ghi)

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Người đàn ông Hà Nội gặp nạn vì nồi áp suất bất ngờ phát nổ

Nồi áp suất đang nấu bất ngờ phát nổ khiến người đàn ông ở Hà Nội bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể, gãy xương chày.

Đang cập nhật dữ liệu !