Ngành điện ASEAN chịu gánh nặng vì nhiệt độ gia tăng
Đông Nam Á đang tiến tới mục tiêu toàn khu vực được tiếp cận mạng lưới điện toàn cầu vào năm 2030. Theo đó, kể từ năm 2000, hàng triệu khách hàng mới đã được tiếp cận với mạng lưới điện năng, nhưng vẫn còn khoảng 45 triệu người trong khu vực Đông Nam Á vẫn phải sống trong cảnh thiếu điện. Đáng nói, nhiều người trong số này vẫn tiếp tục sử dụng nhiêu liệu sinh khối để nấu nướng.
Nhu cầu sử dụng điều hòa trong thời điểm nắng nóng gia tăng gây áp lực lớn cho hệ thống cung cấp điện ở ASEAN. (Ảnh minh họa) |
Theo ASEAN Post, như cầu sử dụng điện trong khối ASEAN tăng trung bình 6%/năm và nằm trong nhóm có tốc độ sử dụng điện nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu sử dụng điện của ASEAN.
Số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, thị trường năng lượng Đông Nam Á vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo đó, tổng nhu cầu sử dụng tăng 80% kể từ năm 2000. Đây chính là gánh nặng cho hệ thống cung cấp năng lượng trong khu vực. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu, tần suất sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng gấp đôi kéo theo lượng khí thải CO2 tăng nhanh chóng.
Những tính toán ban đầu chỉ ra rằng, tổng nhu cầu sử dụng năng lượng của Đông Nam Á tăng khoảng 60% trong giai đoạn 2020 – 2040.
Nhiệt độ tăng kéo theo nhu cầu sử dụng máy điều hòa tăng theo. Thời điểm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát đạt đỉnh là lúc tạo nên sức ép lớn cho hệ thống cung cấp điện trong khu vực.
Theo Viễn cảnh chính sách quốc gia (STEPS) của các nước ASEAN, năng lượng phục vụ làm mát sẽ tăng lên gần 30% trong tổng nhu cầu sử dụng điện vào năm 2040 tương đương 200 GW.
Theo IEA, tổng số máy điều hòa được sử dụng vào năm 2040 sẽ tăng từ 400 triệu chiếc vào năm 2017 lên thành 300 triệu chiếc vào năm 2040. Trong số này, một nửa điều hòa được sử dụng ở Indonesia.
Chính sách hiện thời của các nước thành viên ASEAN cũng chi ra rằng, năng lượng tái tạo được dự báo sẽ chiếm khoảng 20% trong hệ thống phát điện ASEAN.
Để duy trì sự ổn định trong lĩnh vực năng lượng của ASEAN, IEA khuyến nghị các nước trong khu vực cần đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo. Theo đó, năng lượng tái tạo nên chiếm 70% trong tổng nguồn cấp điện của ASEAN cho tới năm 2040.