Ngân hàng liệu còn lãi “khủng”?

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng quý III/2021 có phần chững lại.

Cùng với đó, áp lực dự phòng và các gói hỗ trợ lãi suất cho vay khiến lợi nhuận những tháng cuối của các ngân hàng được các giới phân tích dự báo không thể tăng mạnh như nửa đầu năm.

Khi làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương…, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ do dịch COVID-19. Lúc này, nợ xấu lại một lần nữa tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với các ngân hàng.

Ngân hàng liệu còn lãi “khủng”? - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng với mức tăng từ 2 - 6%. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021; tuy nhiên, không đề cập đến việc giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro.

Quan sát kỹ hơn báo cáo tài chính quý II/2021 của các ngân hàng có thể thấy, đa phần các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, dẫn đầu hệ thống đều tăng mạnh trích lập dự phòng và ngược lại các ngân hàng có quy mô nhỏ lại giảm mạnh trích lập dự phòng.

Các chuyên gia nhận định, đây là một yếu tố tạo nên bức tranh lợi nhuận tối, sáng thời gian qua, khi các ngân hàng có quy mô nhỏ liên tục thông báo lãi "khủng" nửa đầu năm. Tuy nhiên, bức tranh tranh này sẽ dần sáng tỏ khi việc trích lập dự phòng thường dồn vào báo cáo tài chính những quý cuối năm.

Theo số liệu quý II/2021 của các ngân hàng, hơn nửa số ngân hàng đều ghi nhận số dư nợ quá hạn tăng cao so với cuối năm 2020, đặc biệt là nợ xấu nhóm 4 và 5 (nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn).

Tính đến thời điểm 30/6/2021, một số ngân hàng có quy mô nhỏ có nợ nhóm 4,5 tăng khá cao như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nợ nhóm 5 tăng 29%; Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) nợ nhóm 5 tăng 31%; Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) nợ nhóm 5 tăng 40% hay Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) nợ xấu nhóm 5 cũng tăng tới 100%; Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) nợ nhóm 4 tăng 100%...

Bên cạnh nguy cơ về nợ xấu, việc nhiều ngân hàng thương mại đang thực hiện hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 được giới phân tích cho rằng sẽ tác động đến lợi nhuận thời gian tới của các ngân hàng.

Theo ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phân tích, tổng dư nợ hiện hữu của nền kinh tế vào khoảng 9,6 triệu tỷ đồng. Nếu các ngân hàng tiến hành giảm 1% lãi suất trên tổng dư nợ hiện hữu thì con số lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh hưởng là khoảng 96.000 tỷ đồng, tương đương với một nửa lợi nhuận của toàn ngành năm ngoái. Ước tính, riêng lợi nhuận ngân hàng trong 6 tháng cuối năm nay có thể giảm hơn 40.000 tỷ đồng.

Trong khi nhiều ngân hàng lo ngại về rủi ro tín dụng gia tăng ở phía khách hàng, đồng thời cân đối giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thì Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tỏ ra lạc quan khi cho rằng ảnh hưởng của dịch không đồng đều.

Nói cách khác, có thể có tác động "kiểu chữ K", nghĩa là các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng với thời gian và độ mạnh yếu khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng cầu tín dụng vẫn ổn định ở một số vùng và ngành nghề mà nguồn lực đang được phân bổ vào. Các ngân hàng vẫn có dư địa tăng trưởng tín dụng và huy động.

Tuy nhiên, VDSC cũng nhấn mạnh, trừ khi các ngân hàng được phê duyệt mở rộng hạn mức tín dụng lần thứ ba, tăng trưởng tín dụng có khả năng rơi vào khoảng 9,5 - 10,5% so với đầu năm vào cuối quý III//2021. Hiện tại, nguồn cầu vẫn duy trì tại một số thành phần kinh tế nhưng các thủ tục giấy tờ đang bị ảnh hưởng, dẫn đến hạn chế trong giải ngân. Trong khi đó, hoạt động gửi tiền vẫn có thể thực hiện trực tuyến dễ dàng.

Cùng quan điểm với VDSC, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) kỳ vọng, Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng thêm một lần nữa vào giai đoạn cuối quý III hoặc đầu quý IV. Theo SSI, hạn mức tăng trưởng tín dụng tăng tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Theo quan sát của SSI, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng với mức tăng từ 2 - 6%. Với hạn mức mới, tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống khoảng 11%, cao hơn mức 9% theo hạn mức lần đầu.

Giảm lãi suất tiết kiệm tại quầy, ngân hàng khuyến khích người dân gửi tiền qua online

Giảm lãi suất tiết kiệm tại quầy, ngân hàng khuyến khích người dân gửi tiền qua online

Trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy giảm khá mạnh, thì các nhà băng lại chỉ giảm nhẹ, thậm chí tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm qua hình thức online nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm không tiếp xúc. 

Theo VTV

Giá vàng miếng mất mốc 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng trong nước hôm nay (30/3) giảm về dưới mốc 67 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới hôm nay cũng giảm nhẹ.

Ana Mandara Cam Ranh có tên trong nhiều đề cử các giải thưởng du lịch hàng đầu thế giới

Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục đề cử tại mùa giải năm 2023.

Bộ giao đàm phán giá điện sạch trước 31/3, EVN tiết lộ lý do không thể xong

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đến ngày 29/3, chỉ có 4/85 chủ đầu tư điện gió gửi hồ sơ đề nghị Công ty mua bán điện đàm phán giá điện.

Vietjet sắp mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn

Vietjet sẽ mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh), kết nối hai khu vực kinh tế trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng chưa hiệu quả, còn tư duy cục bộ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Nguyên do là vì nhận thức về vai trò liên kết vùng của chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ.

Thời dòng tiền khó toàn cầu, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang nhận 375 triệu USD

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhận giải ngân 375 triệu USD trong bối cảnh toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Dòng vốn thế giới “mất hút” trên nhiều kênh do khủng hoảng và nhiều tổ chức tài chính đang lao đao.

Lương 0 đồng, tỷ phú Trần Đình Long quyết dừng đầu tư mới dù đã qua lúc khó nhất

Tỷ phú Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát đã qua thời kỳ khó khăn nhất, nội lực rất tốt, giờ chỉ chờ sức cầu. HPG sẽ dừng các hoạt động đầu tư mới, cắt giảm đầu tư bất động sản và dồn lực cho dự án thép Dung Quất.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

Thắng lớn sau vụ bán vốn 1,5 tỷ USD, VPBank 'dè dặt' với kế hoạch lợi nhuận 2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) của ông Ngô Chí Dũng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 khá khiêm tốn dù sẽ thu về 1,5 tỷ USD sau khi bán 15% vốn cho đối tác ngoại.

Từ mức cao chót vót, thanh trà Thái có giá rẻ như rau

Chỉ trong vòng 20 ngày, từ mức cao chót vót, giá thanh trà Thái lao dốc, rơi xuống mức rẻ khó tin.