Giảm lãi suất tiết kiệm tại quầy, ngân hàng khuyến khích người dân gửi tiền qua online

Trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy giảm khá mạnh, thì các nhà băng lại chỉ giảm nhẹ, thậm chí tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm qua hình thức online nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm không tiếp xúc. 

Lãi suất tiết kiệm tại quầy giảm

Techcombank đã có 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động, lần điều chỉnh gần nhất là từ ngày 23/8/2021. So với đầu tháng 8, lãi suất tiết kiệm thường của Techcombank đã giảm khoảng 0,1 điểm phần trăm.

Cụ thể, hiện lãi suất kỳ hạn 12 tháng khách hàng thường của Techcombank là 4,4%/năm, giảm 0,1 điểm phần trăm. Lãi suất kỳ hạn 36 tháng cũng giảm 0,1 điểm phần trăm xuống mức 4,8%/năm.

Tương tự, Eximbank cũng mới áp dụng biểu lãi suất huy động mới đối với khách hàng cá nhân từ ngày 26/8.

Theo đó, lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy hiện chỉ còn 6,1%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 15 - 36 tháng, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất gửi tại quầy Eximbank cũng giảm 0,2 điểm phần trăm xuống 5,9%/năm.

Trong khi đó, một số kỳ hạn ngắn tại Eximbank giảm mạnh như kỳ hạn 1 tháng giảm 0,4 điểm phần trăm xuống còn 3,1%/năm; kỳ hạn 3 tháng giảm 0,3 điểm phần trăm xuống 3,2%/năm.

TPBank cũng cập nhật biểu lãi suất mới và giảm mạnh tới 0,8 điểm phần trăm ở một số kỳ hạn kể từ trung tuần tháng 8/2021.

Cụ thể, tại kỳ hạn 18 tháng khi gửi tiết kiệm thường, lãi suất do TPBank niêm yết hiện chỉ còn 6%/năm, giảm tới 0,8%/năm so với trước khi thay đổi. Lãi suất kỳ hạn 9 tháng cũng giảm mạnh 0,5%/năm xuống còn 5,7%/năm.

Tại Sacombank công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới áp dụng từ ngày 19/8, giảm khoảng 0,2-0,4%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, lãi suất khi gửi tại quầy cao nhất tại Sacombank hiện chỉ còn 5,8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng, giảm 0,3%/năm so với trước đó.

Tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tiết kiệm cũng giảm 0,3%/năm xuống 5,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng của Sacombank khi gửi tại quầy hiện chỉ còn 5,3%/năm, giảm 0,2%/năm so với biểu lãi suất huy động cũ.

Các kỳ hạn ngắn cũng điều chỉnh tương tự: lãi suất 1 tháng chỉ còn 2,9%/năm (giảm 0,2%/năm), lãi suất kỳ hạn 3 tháng còn 3%/năm (giảm 0,3%/năm), kỳ hạn 9 tháng giảm tới 0,4%/năm xuống còn 4,5%/năm.

Khuyến khích gửi tiết kiệm bằng hình thức online

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm hạn chế tiếp xúc, các nhà băng, các nhà băng khuyến khích gửi tiết kiệm trực tuyến khi mức lãi suất gửi tiết kiệm qua hình thức này cao hơn hẳn so với tại quầy.

Chẳng hạn tại Sacombank, trong khi lãi suất tiết kiệm tại quầy giảm từ 0,2 - 0,4%, thì khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến, mức lãi suất chỉ giảm nhẹ 0,1%.

Hiện lãi suất gửi online của Sacombank đang cao hơn nhiều so với gửi tại quầy, có kỳ hạn chênh tới 0,5%/năm. Chẳng hạn ở kỳ hạn 36 tháng, gửi tại quầy chỉ được lãi suất 5,8%/năm nhưng gửi online được 6,3%/năm.

Trong khi đó, đối với hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất cao nhất tại TPBank hiện là 6,15%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, giảm 0,75%/năm so với hồi đầu tháng, nhưng vẫn thấp hơn mức giảm 0,8% so với hình thức tại quầy.

Nam A Bank cũng vừa điều chỉnh lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 12 tháng lên đến 6,8%(tăng 0,6% so với tiết kiệm tại quầy), 7 tháng 6,5% (tăng 0,5% so với tiết kiệm tại quầy) và 6 tháng 6,4% (tăng 0,4% so với tiết kiệm tại quầy).

Tương tự, gửi tiết kiệm online trên digimi của Ngân hàng Bản Việt, lãi suất cao hơn tới 0,5%/năm so với tại quầy.

Cụ thể, khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy kỳ hạn 7 tháng tại Bản Việt lãi suất 5,7%/năm trong khi cũng khoản tiền này, nếu gửi online trên digimi lãi suất lên tới 6,2%/năm.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng chủ động lựa chọn phương thức đáo hạn: Tự động đáo hạn hoặc tất toán về tài khoản thanh toán khi hết kỳ hạn với độ bảo mật cao. Trong trường hợp cần vốn gấp, khách hàng cũng có thể tất toán bất cứ lúc nào qua kênh ngân hàng điện tử

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thói quen hàng ngày cũng đã được thay đổi khá nhiều, đặc biệt trong giao dịch tài chính.

Từ việc mọi giao dịch cần phải đến ngân hàng để an tâm, thì nay, rất nhiều giao dịch chỉ cần thực hiện trên một ứng dụng ngân hàng số, mà vẫn đảm bảo sự an toàn.

Hay trước đây, để giao dịch được với ngân hàng, khách hàng cần mở tài khoản tại ngân hàng, thì nay việc mở tài khoản thông qua định danh eKYC đơn giản hơn bao giờ hết.

Nếu như cách gửi tiền tiết kiệm truyền thống, khách hàng đến tận quầy giao dịch để thực hiện thì nay các ngân hàng đã đẩy mạnh tốc độ số hóa, bổ sung thêm kênh tiết kiệm online để giảm bớt thời gian di chuyển cho khách hàng, đặc biệt là hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 đến cộng đồng.

Số liệu đưa ra từ Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM cho biết, đến 31/7/2021, huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tăng 4% so với cuối năm trước. Còn tín dụng tăng 6,2% so cuối năm 2020.

Theo đánh giá của NHNN chi nhánh TP.HCM, huy động vốn trên địa bàn tháng 7/2021 ước tăng 4% so với cuối năm trước, duy trì tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Trong đó, huy động vốn 6 tháng đầu năm tăng 3,48% so với cuối năm trước.

Ngân hàng so đo trước yêu cầu hạ lãi suất

Ngân hàng so đo trước yêu cầu hạ lãi suất

NHNN vừa yêu cầu NHTM giảm lãi suất để hỗ trợ cộng đồng DN đang kiệt sức vì dịch. Dù đồng ý giảm lãi suất nhưng dường như các ngân hàng đang toan tính, so kè “đòi” nới room tín dụng, chỉ giảm cho từng khoản vay cụ thể....

Theo ĐTCK

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.