Nể phục 'người lái đò’ thầm lặng bên dòng 'sông cha' Krông Nô

Bên bờ phía bắc của dòng sông Krông Nô (thuộc xã Ea R’bin, huyện Lắk, Đắk Lắk), hình ảnh thầy giáo Y Thắng Rơ Yam luôn in đậm trong lòng các thế hệ học sinh, đồng nghiệp và người dân bởi sự giản dị, chân tình và trách nhiệm.

Người thầy được học trò quý mến, đồng nghiệp nể phục

Thầy Y Thắng luôn đi đầu trong công tác vận động học sinh đến trường.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk vào năm 2004, chàng sinh viên Y Thắng Rơ Yam với nhiệt huyết của tuổi trẻ đã quyết định nộp hồ sơ tình nguyện vào dạy học tại Trường THCS Trần Quốc Toản, xã Ea R’bin, thuộc địa bàn khó khăn nhất của huyện Lắk, nơi có dòng sông Krông Nô hay còn gọi là "sông cha" (tiếng đồng bào Ê Đê) chảy qua.

Kể từ ngày đó, thầy giáo Y Thắng thầm lặng làm "người lái đò" đưa học sinh tới bến bờ tri thức. Các thế hệ học sinh cứ dắt tay nhau ‘qua đò’, có em học tiếp lên THPT rồi học nghề, có em nối gót thầy thành đồng nghiệp, cũng có em trở về với ruộng vườn nơi quê nhà… nhưng tất cả luôn khắc ghi về hình ảnh một người thầy đáng kính.

Cô H’ Thuỷ Tơ, một đồng nghiệp lâu năm với thầy Y Thắng chia sẻ, do trường đóng ở địa bàn vùng sâu, đời sống bà con còn rất nhiều khó khăn, có nhiều em ở xa trường, nhiều em có nguy cơ bỏ học. Thế nhưng, nhiều năm qua thầy Y Thắng vẫn luôn nhiệt huyết trong công tác vận động, kéo các em đến trường. Gia đình nào khó khăn, thầy ở lại phối hợp với buôn để hỗ trợ. Thầy luôn nhắc đồng nghiệp rằng không thể vì lí do này, lí do khác mà để các em thất học.

Cũng theo lời cô H’ Thuỷ, các thầy cô ở đây đều yêu quý thầy Y Thắng bởi sự nhiệt huyết, ý chí, nghị lực phi thường và nguồn năng lượng vô tận trong công việc.

“Trong giảng dạy, thầy Y Thắng luôn tìm phương pháp dễ hiểu nhất cho học trò. Trong quản lý, thầy Y Thắng lại hết sức trách nhiệm và hoà đồng với mọi người. Cái gì có thể góp ý hay giúp đỡ đồng nghiệp được là thầy làm ngay, không hề toan tính thiệt hơn. Trong lối sống, thầy là người có tác phong chững chạc, gương mẫu”, cô H’ Thuỷ nói.

Cô H’ Thuỷ kể một câu chuyện về thầy Y Thắng cho thấy tinh thần trách nhiệm cao của thầy. Theo đó, trong năm học vừa rồi, cô Thủy có con nhỏ mà trong lớp có 2 học sinh người Mông ở xa có nguy cơ phải bỏ học. Khi cô Thủy chưa kịp trình bày hoàn cảnh, thì thầy Y Thắng đã nói ngay “Để đó anh đi cho”. Thế là hôm sau, 2 em học trò của cô Thủy lại được đi học.

Khi có học sinh nghỉ học là thầy Y Thắng đến tận nhà động viên trở lại trường.

Còn cô Phạm Thị Hồng thì cho biết, bản thân cô và những thầy cô giáo trẻ nơi đây rất quý mến thầy Y Thắng.

“Chúng tôi dù công tác ở địa bàn vùng sâu, vùng xa với rất nhiều khó khăn bủa vây nhưng vẫn luôn thấy ấm áp, tự tin bởi có thầy Y Thắng đồng hành. Trong chuyên môn, là người đi trước, nắm chắc kĩ năng, phương pháp, khi đồng nghiệp cần thầy đều truyền lại một cách ân cần, đặc biệt là phương pháp nắm địa bàn, phương pháp giáo dục, rèn luyện các em học sinh đặc biệt”, cô Hồng nói.

Thầy giáo trẻ Lữ Tuấn Anh Kiệt cũng bày tỏ sự vui mừng xen lẫn tự hào khi bản thân từ học trò cũ nay trở thành đồng nghiệp của thầy Y Thắng.

“Nhiệt tình là đức tính đầu tiên của thầy. Trong tất cả mọi công việc, thầy luôn là người đi trước về sau. Thầy luôn biết quan tâm đến những cái nhỏ nhất của học sinh. Thầy sống rất tình cảm, ấm áp và nhẹ nhàng với học trò. Chính nhân cách, lối sống của thầy đã ảnh hưởng đến quyết tâm học để thành thầy giáo của tôi”, thầy giáo Anh Kiệt nói.

Còn cô giáo H’ Mai Bkrông cũng chia sẻ: "Nếu không có những bài học từ thầy Y Thắng thì không chắc tôi có thể quyết tâm thành cô giáo như hôm nay. Giờ thành đồng nghiệp của thầy, dù không cùng chuyên ngành, nhưng vẫn thường xuyên được thầy góp ý về mặt phương pháp dạy học… Chính nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của thầy, nhất là phương phương pháp giáo dục học sinh đặc biệt, phân loại, nhóm, đối tượng học sinh để giáo dục, đã giúp cho giáo viên trẻ như tôi tự tin phát triển chuyên môn, nghiệp vụ”.

Một tấm gương "người lái đò" thầm lặng

Thầy Y Thắng trong một tiết dạy học.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, thầy Y Thắng chọn cho mình con đường dạy học để thể hiện ước mơ ‘gieo chữ’ cho các em nhỏ ở miền quê nghèo nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Trao đổi với phóng viên, thầy Y Thắng cho biết, dạy học là ước mơ từ thời còn bé, bởi vì thầy đã chứng kiến nhiều em nhỏ vì không được đi học, thiếu hiểu biết dẫn đến vi phạm pháp luật, một số thì lấy chồng, lấy vợ sớm, đẻ nhiều con dẫn đến cuộc sống khó khăn và không hạnh phúc.

Trước những lời khen của học trò, đồng nghiệp và phụ huynh, thầy Y Thắng chỉ cười hiền, nói: “Đó là nhiệm vụ mà. Đã là người con của núi rừng Tây Nguyên, mình được học nhiều hơn, giờ giúp được bà con cái gì thì phải hết lòng, hết sức mà giúp. Công lao, thành tích là của chung tập thể chứ có phải của riêng tôi đâu!”.

Nhận xét về thầy Y Thắng, ông Đặng Xuân Kiên - Chủ tịch UBND xã Ea R’bin cho biết, thầy Y Thắng hiện là Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, thầy luôn có lối sống giản dị và gương mẫu trong mọi sinh hoạt cũng như công việc.

Theo ông Kiên kể, từ khi ông làm quản lý ở địa phương đã nghe kể nhiều về tấm gương tận tuỵ trong công việc giảng dạy, hỗ trợ học sinh, giáo viên của thầy Y Thắng. Những năm gần đây, thầy Thắng thường xuyên vào các khu dân cư di cư tự do để vận động người dân cho học sinh đi học. 

"Nếu có nhiệm vụ UBND xã giao, không kể ngày mưa hay nắng, thầy đều nhận và hoàn thành theo yêu cầu. Thầy Y Thắng là người có trình độ chuyên môn, là đảng viên lại thông thạo tiếng địa phương nên luôn được xã ‘ưu ái’ mời làm phiên dịch mỗi khi đi phát động quần chúng", ông Kiên cho hay.

Xã Ea R’bin, huyện Lắk có 5 buôn, nay sáp nhập lại còn 4 buôn. Có nhiều khu dân cư gần như nằm tách biệt, giao thông đi lại khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia. Hầu hết dân ở đây lại là người dân tộc thiểu số nên biết rất hạn chế về tiếng Việt. 

Vì thế, muốn truyền đạt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, chính quyền xã lại nhờ thầy Y Thắng đi tham gia vận động bà con. Hay có đoàn cán bộ ở xa đến, thầy cũng đều xung phong dẫn đoàn để kiêm phiên dịch tiếng người đồng bào.

Hải Dương

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !